CDN Server là gì? Vai trò và lợi ích của công nghệ CDN

Trong thời đại 4.0 hiện nay, công nghệ CDN đang là giải pháp mới và chất lượng hàng đầu giúp doanh nghiệp tiếp cận người dùng với tốc độ nhanh chóng thông qua website. CDN ngày càng phổ biến và được các quản trị website sử dụng đến để tối ưu hóa tốc độ website hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều chưa hiểu CDN là gì? Và tầm quan trọng của nó? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này, mời bạn đọc tham khảo:

1/ Khái niệm CDN là gì?

CDN là từ viết tắt của Content Delivery Network có nghĩa là mạng giao dịch nội dung. Là hệ thống các máy tính, các server được đặt ở nhiều nơi được kết nối với nhau qua internet nhằm cung cấp và lưu trữ các dữ liệu cho người dùng.

CDN còn được gọi là mạng lưới phân phối nội dung, có thể tạo được nhiều điểm truy cập ngoài server gốc giúp admin website quản lý lượng traffic tốt hơn, xử lý nhanh yêu cầu của khách hàng và tăng trải nghiệm người dùng.

Một ví dụ để bạn hiểu rõ hơn về CDN đó là: Máy chủ website công ty Amazon được đặt ở vị trí nước ngoài, nhưng bạn là người dùng tại Việt Nam truy cập vào thì dữ liệu bạn nhận được là bản sao của máy chủ gốc được lưu trữ tại những máy chủ trong hệ thống CDN. Hay nói cách khác dữ liệu trên website này trên khắp thế giới kết nối với nhau và tạo ra điểm truy cập gần nhất dựa vào vị trí địa lý của người dùng, mà không chịu ảnh hưởng bởi việc website gốc đặt ở bất kỳ đâu.

2/ Tại sao Doanh Nghiệp cần sử dụng công nghệ CDN server

Tốc độ tải trang web là yếu tố quan trọng của việc SEO. Tốc độ website càng nhanh thì thứ hạng từ khóa trong công cụ tìm kiếm sẽ nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh. Một website tải nhanh giúp mang lại kết quả tích cực cho doanh nghiệp không những về lượt truy cập và tỷ lệ chuyển đổi, mà còn cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm người dùng hoàn hảo hơn, góp phần nâng cao thương hiệu và đẩy mạnh doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp.

Một trong những biện pháp tăng tốc website hiệu quả mà doanh nghiệp nên áp dụng, đó là CDN. Nó được tích hợp những tính năng tối ưu tự động để nâng cao hiệu suất website đồng thời đảm bảo được tính hoạt động liên tục trong doanh nghiệp cũng như hiệu quả về chi phí.

CDN sử dụng máy chủ gần nhất với người dùng để phân phối nội dung web được yêu cầu đến người truy cập cuối nhanh chóng. Sử dụng CDN, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều băng thông và cải thiện đáng kể thời gian tải trang.

Ngoài ra, lý do doanh nghiệp nên sử dụng công nghệ CDN như:

  • Giảm tải cho hệ thống máy chủ vận hành chính
  • Các file tĩnh của website sẽ được bố trí trên các cụm máy chủ CDN giúp các máy chủ giảm tải trong quá trình vận hành hệ thống
  • Tốc độ truy cập vào các website có nội dung tĩnh như hình ảnh, css… nhanh khi có lượng người truy cập lớn ở nhiều nơi khác nhau
  • Google ranking đánh giá cao cùng với kết quả tìm kiếm tốt trong quá trình làm SEO.
  • Tương thích với các mã nguồn thông dụng
  • Tiết kiệm chi phí đầu tư nâng cấp cho hệ thống máy chủ hiện tại
  • Trả tiền theo lưu lượng sử dụng thực tế

Cloud Hosting là gì? Cloud Server là gì? phân biệt, tìm hiểu chi tiết

3/ Lợi ích của công nghệ CDN

Xu hướng sử dụng công nghệ CDN ngày càng tăng đối với những người làm SEO website. Ngoài lợi ích tạo ra hiệu suất và bảo mật cao, CDN còn giúp người dùng tương tác nhanh chóng, gia tăng sự hài lòng khi tiếp cận website trong thời gian thực.

Dưới đây là những lợi ích chính mà công nghệ CDN mang lại cho doanh nghiệp:

3.1/ CDN giúp tăng độ tin cậy và phản hồi website

Các giao dịch trực tuyến được đảm bảo liền mạch ổn định với tốc độ tải website được tối ưu giúp phản hồi website nhanh chóng, tăng độ tin cậy cho người dùng. CDN làm tăng tốc độ truy cập, từ đó giúp doanh nghiệp tăng kết quả doanh thu nhờ các phản hồi nhanh chóng. Chỉ một vài giây nhanh hoặc chậm có thể là sự khác biệt giữa chuyển đổi thành công doanh thu trực tuyến.

3.2/ CDN cho phép phạm vi tiếp cận toàn cầu

Nếu cơ sở hạ tầng website của bạn chỉ nằm duy nhất ở một quốc gia, trong khi đó khách hàng của bạn đến từ mọi nơi trên thế giới truy cập vào website bạn. Người dùng ở quá xa gây ra sự chậm trễ về hiệu suất. Trong trường hợp này, nếu bạn không có khả năng xây dựng được trung tâm dữ liệu nằm ở các quốc gia khác nhau, CDN toàn cầu (global CDs) có thể giúp bạn phục vụ khách hàng nhanh hơn bởi vì khách truy cập sẽ được phục vụ bởi các máy chủ phân tán cục bộ (local edge servers) tại những quốc gia đó.

3.3/ CDN giúp bạn tiết kiệm chi phí đáng kể

CDN là giải pháp tối ưu cho các công ty có ngân sách eo hẹp. Bạn không cần phải đầu tư tốn kém cơ sở vật chất hay xây dựng trung tâm dữ liệu tại những quốc gia khác. CDN toàn cầu có thể loại bỏ nhu cầu thanh toán cho việc lưu trữ tài nguyên ở nước ngoài vô cùng tốn kém, cung cấp một nền tảng duy nhất để xử lý tất cả các hoạt động riêng biệt, làm việc trên nhiều khu vực với một mức giá hợp lý. Tuy nhiên, nguồn khách hàng trên phạm vi toàn thế giới vẫn được đảm bảo.

3.4/ Hạn chế các cuộc tấn công DDos

DDos gây ra hậu quả làm trì trệ hoạt động kinh doanh online của bạn, có thể làm chết website của bạn ngay lập tức gây tổn thất kinh tế lớn. Hơn nữa DDos có tác động nghiêm trọng đến thương hiệu và hình ảnh công ty của bạn. Để ngăn chặn được điều này, CDN được xây dựng với cơ sở hạ tầng cốt lõi được bảo vệ bởi tường lửa.

3.5/ Giảm tải máy chủ, tăng số lượng người dùng đồng thời

CDN phân phối mạng lưới trên toàn thế giới, giúp truyền tải thông tin tài nguyên trên website một cách nhanh chóng mà không cần phải truy vấn trực tiếp trên máy chủ của bạn. Điều này cũng giúp website cải thiện tốc độ truy cập nhanh chóng và khả năng phục vụ ở nhiều khu vực với CDN, giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi người dùng truy cập.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ hữu ích về công nghệ CDN là gì? Tầm quan trọng và lợi ích mà CDN mang lại cho doanh nghiệp. Hy vọng, bài viết sẽ giúp bạn lựa chọn CDN phù hợp giúp website của bạn tăng lượng truy cập và quản lý chúng hiệu quả. Chúng bạn thành công!

Đánh giá về bài viết

Viết một bình luận