Chainlink coin là gì? Cách mua & bán đồng Link A-Z 2024

Chainlink Coin là mảnh ghép giúp cho Ethereum càng ngày càng trở nên hoàn hảo hơn. Vì hiện tại, công nghệ Blockchain chính là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Việc giải quyết những vấn đề phát sinh cũng làm cho các nhà phát triển luôn cảm thấy đau đầu. Cùng Kiemtienblog.com tìm hiểu về Chainlink coin là gì? cách mua & bán đồng Link thế nào từ A-Z nhé!

Chainlink là gì?

Logo của Chainlink coin
Logo của Chainlink coin

Trong thị trường vô vàn các đồng tiền điện tử, cái tên Chainlink coin (Link) còn khá mới mẻ nhưng nó không còn quá xa lạ với các Trader. Tuy là đồng tiền mới xuất hiện trên thị trường tiền điện tử, nhưng nó đã có những bước đột phá đáng mong đợi. Vậy, Chainlink là gì vậy nhỉ?

Chainlink là một nền tảng Blockchain được xây dựng trên nền tảng Ethereum của Vitalik Buterin. Chainlink được tạo ra nhằm giải quyết các vấn đề mở rộng kết nối của các Blockchain, tạo cầu nối giữa các Hợp đồng thông minh (Smart Contract). Chainlink độc đáo ở chỗ, bạn có thể lấy dữ liệu từ bên ngoài Link coin vào tích hợp để đưa vào Chainlink cần dùng.

Cũng giống như các ứng dụng Blockchain khác, Chainlink cũng phát hành Token riêng của mình. LINK coin chính là Token của Chainlink. Khi phát hành, LINK ở dạng ICO.

Để sở hữu LINK, như đã nói ở trên, bạn bán dữ liệu của mình và được trả công. Việc nhận được nhiều hay ít LINK là do bạn đặt giá thầu khi đồng ý thỏa thuận với bên mua dữ liệu. Hoặc, bạn cũng có thể mua được LINK trên thị trường thông qua các sàn giao dịch phổ biến hiện nay như Binance hay Remitano.

[su_button url=”https://kiemtienblog.com/recommends/binance/” style=”flat” background=”#ef902d” size=”5″ wide=”yes” center=”yes” radius=”0″ icon=”icon: bitcoin” text_shadow=”0px 0px 0px #000000″] MUA TRÊN BINANCE SÀN BẰNG VNĐ, MOMO, ATM[/su_button]

Tại sao cần đến Chainlink?

Chainlink một nền tảng phi tập trung tiềm năng
Chainlink một nền tảng phi tập trung tiềm năng

Khi Smart Contract ra đời, nhằm ưu tiền vấn đề bảo mật thông tin mà các hợp đồng thông minh này không thể tương tác hai chiều với những dữ liệu và thông tin bên ngoài Blockchain đang chưa nó.

Khi hợp đồng thông minh càng ngày càng phát triển, nếu cứ đóng kín như thế sẽ gây ra rất nhiều khó khăn trong việc kết nối dữ liệu. Vì thế, để khắc phục vấn đề này, Chainlink đã ra đời.

Cơ chế hoạt động của Chainlink

Chainlink là một cầu nối giữa thế giới thực và thế giới Blockchain, có nhiệm vụ truyền thông tin và dự liệu trực tiếp ở cả hai thế giới. Đối với nhiều Blockchain khác, Chainlink và những ứng dụng tương tự là điều vô cùng cần thiết vì đây chính là phương thức giao tiếp giữa hai thế giới.

Chainlink với nhiệm vụ là một Oracle sẽ giúp bạn có thể lấy những dữ liệu từ ngoài Chain đưa vào trong Chain, và mã hóa để có thể giao tiếp được với con người.

Vậy chính xác thì Chainlink làm việc như thế nào?

Chainlink được Vitalik Buterin tạo ra nhằm giải quyết các vấn đề về mở rộng công nghệ Blockchain. Sau khi Ethereum và Smart Contract ra đời, chúng đã mang đến một kỷ nguyên mới, vô cùng tiềm năng cho công nghệ tương lai. Thế nhưng, Smart Contract gặp một vấn đề đó là chúng chỉ có thể xử lý và trả kết quả cho những dữ liệu đã có trong Blockchain hiện tại. Nhưng khi Smart Contract trở nên phổ biến hơn, cần nhiều dữ liệu và phải kết hợp với các dữ liệu từ các Blockchain khác nhau thì chúng lại không làm được.

Thực chất, khi đưa dữ liệu vào Blockchain thông qua Chainlink là bạn đang yêu cầu kích hoạt một Smart Contract và sẽ nhận được một dữ liệu mà bạn đang cần. Đây chính là bản chất hoạt động của Chainlink.

Vai trò của Chainlink trong việc hỗ trợ các Smart Contract

Khi tạo ra Chainlink, nhà phát triển đã tạo cho chúng hai chức năng chính đó là On-chainOff-chain nhằm giải quyết vấn đề này.

Deficoin là gì? danh sách các Defi coin tiềm năng nhất hiện nay

On-chain của Chainlink làm việc như thế nào?

Khi có nhu cầu phát sinh cần những dữ liệu bên ngoài Blockchain, người dùng sẽ gửi đến cho Chainlink một yêu cầu. Yêu cầu này được gửi đến dưới dạng một hợp đồng bổ sung cho Smart Contract chính. Đây là hợp đồng của riêng bạn và Chainlink, nó không quan hệ gì với Smart Contract chính mà bạn đang xử lý.

Hợp đồng bổ sung này sẽ chịu trách nhiệm cho việc tìm kiếm hệ thống dữ liệu và quản trị dữ liệu trả về một cách hợp lý để tránh mất thời gian cho chính bạn. Thông thường một hợp đồng bổ sung thường có 3 phần:

  • Reputation contract: đây là hợp đồng danh tiếng, có nhiệm vụ giúp Chainlink xác minh những hồ sơ phù hợp với yêu cầu. Nói cho dễ hiểu, nhiệm vụ của hợp đồng này chính là giúp bạn tìm kiếm và lựa chọn những nơi cung cấp dữ liệu phù hợp với yêu cầu của bạn.
  • Order-matching contract: đây là nơi ghi lại những chi phí mà bạn phải bỏ ra nhằm thỏa thuận hợp đồng. Đồng thời, nó cũng sẽ giúp bạn thu thập những giá mà nhà cung cấp phù hợp đưa ra.
  • Aggregating contract: hợp đồng này sẽ giúp bạn tổng hợp dữ liệu và đưa ra phương án tối ưu nhất để đảm bảo quyền lợi của bạn.

Sau khi nhận được hợp đồng yêu cầu, Chainlink sẽ xử lý vấn đề theo quy trình được định trước.

  1. Trước tiên, Chainlink sẽ tìm kiếm và lựa chọn Oracle phù hợp, chứa dữ liệu cần dùng. Những nhà cung cấp sẽ đưa ra những yêu cầu cũng như điều kiện bán dữ liệu của mình.
  2. Tiếp theo, Chainlink sẽ gửi tất cả kết quả đã tìm kiếm được và sẽ gửi thông báo đến những nhà cung cấp được chọn. Việc tiếp theo là các nhà cung cấp sẽ dựa theo thỏa thuận mà truyền tải dữ liệu của mình đến nơi xử lý trên chuỗi.
  3. Cuối cùng, Chainlink sẽ xem xét, cân nhắc và đưa ra kết quả tối ưu nhất để trả về cho người yêu cầu với đám bảo rằng dữ liệu đó là toàn vẹn nhất.

Tính năng Off-chain của Chainlink làm việc như thế nào?

Các nút Off-chain trong Chainlink này chỉ kết nối với các Smart Contract và dữ liệu thuộc nền tảng Ethereum.

Khi có lệnh yêu cầu từ các Reputation contract On-chain, các nút Off-chain sẽ làm nhiệm vụ của mình đó là thu thập dữ liệu có trong Network. Sau khi đã thu thập các dữ liệu được yêu cầu, các nút này sẽ đưa dữ liệu đến Chainlink Core để làm nhiệm vụ mã hóa.

Sau khi được mã hóa, các dữ liệu sẽ được đưa đến các On-chain để được tổng hợp và đưa ra kêt quả.

Đổi lại, sau khi kết thúc hợp đồng, những Off-chain này sẽ được trả công bằng coin tương ứng.

Ưu điểm của Chainlink

Điểm đáng nổi bật phải kể đến là Chainlink sử dụng một phần mềm bảo mật SGS tạo ra một khu vực bộ nhớ không thay đổi giúp cho người dùng có thể tránh được việc dự báo sai trong thực tế.

Thứ hai, Chainlink hiện tại chỉ sử dụng được trong mạng lưới của Ethereum nên việc thất thoát dữ liệu ra các nền tảng khác là điều khó xảy ra.

Thứ ba, đây là loại tiền điện tử tiên phong trong công cuộc thu hẹp khoảng cách của Smart Contract và thế giới thực.

Và cuối cùng, Chainlink là loại tiền điện tử tập trung và phân cấp, nó được giới Trader đánh giá là khá an toàn và ổn định.

Tuy nhiên, việc LINK coin chưa có một lộ trình phát triển rõ ràng lại khiến nhiều nhà đầu tư e ngại. Bên cạnh đó, việc không thể đảo ngược quá trình giao dịch cũng như xảy ra những giao dịch đáng ngờ cũng là điều đáng để bạn lưu tâm.

Có thể mua Chainlink ở đâu? giá đồng Link coin bao nhiêu?

Bảng giá của Link coin

[su_button url=”https://kiemtienblog.com/recommends/binance/” style=”flat” background=”#ef902d” size=”5″ wide=”yes” center=”yes” radius=”0″ icon=”icon: bitcoin” text_shadow=”0px 0px 0px #000000″] MUA TRÊN BINANCE SÀN BẰNG VNĐ, MOMO, ATM[/su_button]

Hiện tại, LINK coin đang được niêm yết trên 13 sàn trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, nếu muốn đầu tư, bạn có thể giao dịch thông qua Remitano và Binance. Đây là hai sàn giao dịch được nhiều Trader Việt tin tưởng và có tính bảo mật cao nhất. Bên cạnh đó thì sàn Binance có khối lượng giao dịch nhiều nhất vì phí giao dịch thấp và sàn có tính thanh khoản cao.

Bài viết hướng dẫn cách đăng ký và giao dịch coin trên sàn Binance A-Z

Ngoài ra, các sàn như Huobi, OKEx, Bithumb cũng được nhiều Trader khác lựa chọn.

Được đánh giá là một dự án tiềm năng vì trong tương lai, việc thu hẹp khoảng cách giữa con người và công nghệ là điều rất được mọi người quan tâm. Nắm bắt được điều đó, nên Chainlink đã tự tạo cho mình một thị trường riêng và được dẫn dắt bởi những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm. Tuy vậy, việc chưa ổn định và gặp nhiều lần biến động giá lớn khiến cho việc dự đoán cũng khá khó khăn cho những người mới chơi coin. Bạn hãy xem xét thật kỹ và nghe vào lý trí của bản thân cũng như lời khuyên từ các nhà phân tích nếu muốn đầu tư nhé!

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn cái nhìn khái quát về Chainlink cũng như những thắc mắc khiến bạn đang còn đau đầu. Nếu còn thắc mắc gì, hãy để lại câu hỏi cho kiemtienblog.com để chúng tôi giúp bạn nhé!

5/5 - (2 bình chọn)

Viết một bình luận