Xã hội hiện đại 4.0, các hoạt động kinh doanh online và thương mại điện tử ngày càng phổ biến và đa dạng hơn. Nhưng có khá nhiều người cảm thấy xa lạ và mới mẻ đối với thuật ngữ E-commerce là gì? E-business là gì? sự khác nhau giữa E-commerce và E-business. Vậy thì hãy cùng tìm hiểu về chúng qua bài viết dưới đây nhé!
- Top 5 trang web check mã vạch, kiểm tra barcode sản phẩm miễn phí tốt nhất 2024
- Kiếm tiền online MMO là gì ? những cách kiếm tiền online không cần vốn 2024
- Hướng dẫn cách bán hàng online hiệu quả cho người mới bắt đầu 2024
E-commerce là gì?
E-commerce hay còn gọi là thương mại điện tử là khái niệm dùng để chỉ các hoạt động thương mại, kinh doanh, mua bán nhiều loại hình sản phẩm / dịch vụ trên Internet, phổ biến nhất là trên các website. Các hoạt động thương mại điện tử này có thể diễn ra giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp hoặc giữa doanh nghiệp với khách hàng của mình.
E-commerce gồm có hai yếu tố chính cơ bản là Khảo hàng trực tuyến và Mua hàng trực tuyến. Cụ thể là:
- Khảo hàng trực tuyến (Online shopping): Doanh nghiệp sẽ để toàn bộ các thông tin cần thiết và cơ bản để khách hàng nắm được, giúp bạn đưa ra giải pháp mua hàng hợp lí, khái niệm này cũng có thể bao gồm cả các hành động xem xét sản phẩm và mua hàng trực tiếp ở khách hàng.
- Mua hàng trực tuyến (Online purchasing): Bao gồm các cơ sở hạ tầng công nghệ để trao đổi dữ liệu để giao dịch, mua bán trên Internet. Chính xác hơn, đây là các hệ thống giúp cho hoạt động / các giao dịch trên Internet có thể được diễn ra suôn sẻ.
Về cơ bản, thương mại điện tử là quá trình mua bán, chuyển nhượng, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và/hoặc thông tin thông qua mạng máy tính, bao gồm Internet. Thương mại điện tử cũng có thể có lợi ích từ nhiều khía cạnh bao gồm quá trình kinh doanh, dịch vụ, học tập, cộng tác và cộng đồng.
E-business là gì?
Kinh doanh điện tử, hay còn gọi là “eBusiness” hoặc “e-business” hay còn được biết đến với cái tên Kinh doanh trên Internet, có thể được định nghĩa như là một ứng dụng thông tin và công nghệ liên lạc (ITC) trong sự hỗ trợ của tất cả các hoạt động kinh doanh.
Thuật ngữ “Kinh doanh điện tử” (e-business) được đặt lần đầu bởi nhóm tiếp thị Internet của tập đoàn IBM năm 1996. Đây là tổ hợp các phương thức kinh doanh điện tử cho phép các công ty liên kết với hệ thống xử lý dữ liệu bên trong và bên ngoài một cách hiệu quả và linh hoạt, để hoạt động gần gũi hơn với nhà cung cấp và đối tác, và để làm thỏa mãn hơn nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Kinh doanh điện tử là hoạt động liên quan đến các quá trình doanh nghiệp trong toàn bộ chuỗi dây chuyền giá trị: mua bán điện tử, quản lý dây chuyền cung ứng, quy trình đặt hàng online, quản lý dịch vụ khách hàng, và thương thảo với đối tác kinh doanh. Các phương pháp kỹ thuật được áp dụng cho kinh doanh điện tử sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho việc trao đổi dữ liệu giữa các công ty. Các giải pháp phần mềm kinh doanh điện tử cho phép tích hợp các quy trình kinh doanh liên hoàn nội bộ. Kinh doanh điện tử có thể được tiến hành bằng cách dùng World Wide Web, Internet, mạng nội bộ, extranet và một số cách kết hợp các hình thức này.
Sự khác nhau giữa e-commerce và e-business
Trong thực tế, kinh doanh điện tử là khái niệm rộng lớn và bao quát hơn thương mại điện tử.
- Kinh doanh điện tử tập trung các chiến lược với cái chính là các chức năng diễn ra trong việc dùng các khả năng điện tử, thương mại điện tử là một tập con trong toàn bộ tổng thể chiến lược kinh doanh điện tử.
- Thương mại điện tử hướng đến tìm kiếm lợi nhuận thông qua World Wide Web hay Internet để xây dựng và kết nối các mối quan hệ với khách hàng và đối tác, nhằm phát triển tính hiệu quả của việc sử dụng chiến lược Empty Vessel.
Đơn giản hơn bạn có thể hiểu là, nếu như thương mại điện tử e-commerce là tên gọi cho quá trình mua, bán, hay trao đổi các sản phẩm, dịch vụ, thông tin qua mạng máy tính, Interner thì E-business (Electronic Business – kinh doanh điện tử) là các hoạt động thương mại sử dụng các phương tiện và công nghệ xử lý thông tin số hóa, như:
- Mua, bán, trao đổi hàng hóa/dịch vụ/ thông tin
- Dịch vụ khách hàng (customer service)
- Hợp tác thiết kế và sản xuất với đối tác (collaborative)
- Đào tạo từ xa (E-learning)
- Giao dịch điện tử nội bộ trong công ty (intrabusiness)
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về E-commerce và E-business.