Kiến thức

Inbound marketing và outbound marketing là gì? tìm hiểu chi tiết

Sự phát triển lớn mạnh của Marketing cùng với sự bùng nổ của các hình thức tiếp thị mới dẫn đến sự nghi ngờ của các Marketer. Họ hoài nghi về cách làm Marketing như cũ liệu có còn phù hợp nữa hay không? Từ đó, họ phát triển những khái niệm về Inbound Marketing và Outbound Marketing để có những hiệu quả mà họ mong muốn. Vậy Inbound Marketing là gì và Outbound Marketing là gì? Nó khác nhau như thế nào? Hãy cùng kiemtienblog.com tìm hiểu tại đây bạn nhé!

Tóm tắt bài viết ẩn

Inbound Marketing là gì?

word image 97 Inbound marketing và outbound marketing là gì? tìm hiểu chi tiết

Inbound Marketing là một khái niệm về Marketing được Hubspot cho ra đời vào những năm 2004. Theo Hubspot thì Inbound Marketing là phương pháp tiếp cận khách hàng dựa trên nội dung và sự tương tác. Doanh nghiệp sẽ dùng những phương thức của mình để triển khai những chiến lược Marketing nhằm tiếp cận với những khách hàng mục tiêu của mình trong tương lai.

Khi tiếp cận khách hàng theo phương pháp này, các Marketer sẽ tạo ra những giá trị nhằm mang đến cho khách hàng sự thỏa mãn về nhu cầu nào đó của họ. Hình thức này sẽ tiếp cận trực tiếp với khách hàng thông qua việc tìm kiếm của họ trên nền tảng mạng xã hội. Họ sẽ chủ động tìm kiếm công ty hoặc doanh nghiệp thông qua việc họ tìm kiếm và tra cứu những thông tin có liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu của họ.

Nói một cách dễ hiểu, Inbound Marketing là phương pháp Marketing thu hút khách hàng một cách tự nhiên thông qua quá trình điều hướng của Marketer. Doanh nghiệp sẽ dùng các nội dung của mình để thuyết phục khách hàng đến trang hay thực hiện những “Call to action” mà doanh nghiệp gửi gắm đến khách hàng. Nó hoạt động dựa trên nguyên tắc “cho đi và nhận lại”, bạn cho khách hàng tiếp cận những gợi ý một cách tự nhiên nhất và khách hàng tự tìm ra dựa trên những gợi ý đó. Sau đó, họ sẽ tìm ra cách giải quyết các vấn để và khi họ lại có nhu cầu lặp lại thì họ sẽ nhớ đến bạn đầu tiên.

Chiến dịch Inbound Marketing sẽ triển khai như thế nào?

word image 98 Inbound marketing và outbound marketing là gì? tìm hiểu chi tiết

Doanh nghiệp muốn chuyển đổi khách hàng từ lạ thành quen và trở thành fan trung thành của mình thì họ bắt buộc phải có những chiến dịch Inbound Marketing. Những chiến dịch này thường sẽ trải qua 4 giai đoạn.

  • Giai đoạn thứ nhất, Attract nghĩa là bạn cần phải tạo sự chú ý cho khách hàng. Khi bắt đầu chiến dịch, doanh nghiệp sẽ xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu của mình. Bạn sẽ phải phân tích và chia nhỏ các đối tượng mục tiêu thành nhóm nhỏ với những đặc trưng của họ. Sau đó, bạn sẽ tìm cách thu hút các đối tượng mục tiêu này ghé thăm website của bạn.
  • Giai đoạn hai, Convert hay “thả thính” khách hàng. Đây là giai đoạn bạn phải thuyết phục khách hàng của bạn. Bạn cần phân tích quá trình đưa ra quyết định mua hàng của họ. Bên cạnh đó, bạn phải tìm ra lý do để họ quay trở lại tìm bạn và yêu cầu họ để lại thông tin cá nhân của mình. Đây là giai đoạn quan trọng để bạn tiếp tục chiến dịch của mình.
  • Giai đoạn ba được gọi là Close. Khi bước vào giai đoạn này, bạn sẽ cần chăm sóc những người đã để lại thông tin. Bạn có thể chăm sóc họ qua nhiều kênh, nhiều phương thức từ gửi email, remarketing cho tới liên hệ tư vấn. Ở giai đoạn này, bạn bắt buộc phải có những chiến lược nội dung vô cùng hữu ích, mang tính cá nhân hóa cao đối với từng đối tượng mục tiêu. Bạn cũng cần giúp họ vượt qua những đắn đo và phân vân để giúp họ đưa ra quyết định.
  • Giai đoạn thứ tư, Delight hay nâng cao giá trị cho khách hàng. Giai đoạn cuối cùng của chiến dịch. Bạn cần xây dựng hệ thống CRM của mình. Việc tạo hệ thống CRM sẽ giúp bạn xây dựng cơ sở phân tích dữ liệu, dễ dàng quản trị, đánh giá khả năng chuyển đổi và xây dựng phễu khách hàng. Khi đã tạo được, bạn cũng sẽ dễ dàng chăm sóc cho khách hàng và cho họ lý do để quay lại. Từ đó, bạn sẽ được họ xem là nơi cung cấp những lời khuyên, gợi ý khi cần và họ sẽ sẵn sàng mua hàng từ bạn.
4 giai đoạn của một chiến dịch inbound marketing

Inbound Marketing triển khai trên nền tảng nào?

word image 99 Inbound marketing và outbound marketing là gì? tìm hiểu chi tiết

Thông thường, khi triển khai chiến dịch Inbound Marketing, các Marketer sẽ quản trị và phân phối nội dung tìm kiếm thông qua rất nhiều kênh.

  • Các mạng xã hội thông dụng như Facebook, Zalo, Instagram, Twitter, Weibo,…
  • Thông qua các công cụ tìm kiếm như Google search, Bing, Yahoo, Baidu…
  • Các Website, thương mại điện tử cũng sẽ giúp bạn phân phối nội dung.

Với những cách phân phối nội dung như vậy, bạn sẽ có thể quảng bán hình ảnh doanh nghiệp của mình sẽ đến gần hơn và gần gũi hơn với khách hàng. Bạn có thể sử dụng những phương thức thông dụng như SEO từ khóa, SEM, Social Media, Landing Page,… để mang đến những giá trị cho khách hàng và giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp.

Làm sao để tạo được một chiến dịch Inbound Marketing hiệu quả?

word image 100 Inbound marketing và outbound marketing là gì? tìm hiểu chi tiết

Không phải các Marketer vạch ra chiến lược Inbound Marketing nào cũng hiệu quả. Thông thường, để tạo ra một chiến dịch Inbound Marketing hiệu quả, các Marketer sẽ lập ra một chiến dịch dựa vào outline sau đây.

Đầu tiên, để một chiến dịch thành công, chúng ta cần xác định đối tượng mục tiêu của chiến dịch

Với tất cả các chiến dịch Inbound Marketing, việc đầu tiên chúng ta cần tiến hành để bắt đầu một chiến dịch tiếp thị là điều vô cùng quan trọng. Để cho toàn bộ doanh nghiệp hay sản phẩm/dịch vụ có một chiến dịch thành công thì việc xác định đối tượng khách hàng là bước cơ bản nhất.

Đây là điều tạo nên sự khác biệt giữa việc triển khai chiến dịch truyền thống. Những chiến dịch truyền thống chỉ đưa ra một thông điệp chung chung, không ổn định với thực hiện một chiến dịch bài bản và thực sự gây tiếng vang.

Bạn có thể bắt đầu xây dựng nên một đối tượng mục tiêu lý tưởng bằng cách phát triển hồ sơ về đối tượng mục tiêu.

  • Nhân khẩu học.
  • Tâm lý của những khách hàng mục tiêu như thế nào.
  • Hành vi mua hàng của các khách hàng như thế nào.
  • Đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội.
  • Nhận thức hiện tại về công ty và sản phẩm….

Tiếp theo, bạn cần thiết lập mục tiêu của chiến dịch

Khi đã có được chân dung của khách hàng mục tiêu, bạn cũng cần hiểu rõ vị trí và tình hình hiện tại của doanh nghiệp để thiết lập mục tiêu phù hợp. Trước khi khởi chạy một chiến dịch Inbound Marketing, các Marketer hãy xem xét lưu lượng truy cập hiện tại vào trang Web, khách hàng tiềm năng và khách hàng được tạo bởi các chiến dịch tương tự trong quá khứ.

Từ những kết quả này, bạn có thể sử dụng chúng trong việc đo lường, đặt điểm chuẩn và đặt mục tiêu cho chiến dịch lần này.

Khi đã đặt mục tiêu cho chiến dịch Inbound Marketing, bạn có hai điều cần quan tâm đến đó là “nâng cao nhận diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng” và “tăng doanh thu”. Bạn có thể áp dụng phương pháp “SMART GOALS” để làm rõ các mục tiêu cần đạt.

Để sử dụng phương pháp SMART GOALS, bạn cần làm rõ mục tiêu của mình theo các tiêu chí sau:

  • S – Specific (cụ thể, rõ ràng): Xác định điều bạn muốn là gì?
  • M – Measurable (có thể đo đếm được): Bạn hãy chọn ra một con số cụ thể để đo lường điều bạn muốn. Nếu bạn thiết lập những mục tiêu không thể đo lường được, hãy gán cho chúng những thước đo đặc biệt để có thể đo lường được.
  • A – Achievable (tính khả thi): Bạn cũng cần xem xét xem kế hoạch của bạn có tính khả thi không?
  • R – Realistic (thực tế): Ngoài việc xem xét về tính khả thi của kế hoạch, bạn cũng cần xem xét điều này có phù hợp với tình hình thực tế không?
  • T – Timebound (có kỳ hạn): Cuối cùng, bạn cần xác định thời gian để hoàn thành dự án, chiến dịch này là bao lâu? Bạn không thể để một thời gian quá dài cho một chiến dịch được.

Khi áp dụng SMART GOALS, bạn sẽ có một cái nhìn tổng quát hơn về chiến dịch của mình. Cũng có thể khi nhìn vào SMART GOALS, bạn có thể thay đổi, điều chỉnh hợp lý để phù hợp với thị trường và doanh nghiệp của bạn.

Triển khai chiến lược theo mục tiêu SMARTBạn cần tạo ra một list từ khóa để lựa chọn và tối ưu hóa tìm kiếm

Việc tối ưu hóa tìm kiếm chính là một phần quan trọng của chiến dịch Inbound Marketing. Những từ này sẽ được ưu tiên trong tiêu đề và trong toàn bộ nội dung. Nhưng bạn cần xác định rằng, bạn không được nhồi nhét từ khóa mà phải nhất quán trong các thuật ngữ sử dụng để tối ưu hóa cho việc tìm kiếm. Việc này sẽ giúp cho chiến dịch của bạn xuất hiện trong TOP tìm kiếm.

Bạn cần tạo một URL để dễ dàng theo dõi chiến dịch của mình

Khi thực hiện chiến dịch Inbound Marketing, bạn sẽ phải đo lường mọi mục tiêu của mình để xem từng thành phần của chiến dịch có tối ưu hay không. Những thành phần này đã đóng góp như thế nào vào mục tiêu cuối cùng mà bạn đã đặt ra. Ngoài ra, bạn cũng có thể dừng các thành phần không mang lại hiệu quả cho kế hoạch.

Tạo nội dung hấp dẫn và Landing Pages cho chiến dịch Inbound Marketing của bạn

Đây là cách mà chiến dịch của bạn sẽ thu hút như thế nào đối với khách hàng. Khi đã biết tất cả các nguyên tắc cơ bản của một chiến dịch Marketing, bạn cần tạo ra những nội dung hấp dẫn để thu hút khách hàng tiềm năng và Landing Page. Với những công cụ này, bạn có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi những khách hàng truy cập đó thành khách hàng thực sự.

Chọn kênh tiếp thị phù hợp với chiến dịch

word image 101 Inbound marketing và outbound marketing là gì? tìm hiểu chi tiết

Gửi một Email cho khách hàng

Sau khi khách hàng để lại thông tin liên hệ bạn hãy tận dụng những thông tin này để giới thiệu sản phẩm trong bản tin hoặc gửi riêng tin nhắn cho họ. Bạn hãy gửi Email kèm các nút chia sẻ trên mạng xã hội trong Email và đảm bảo bao gồm URL theo dõi của khi bạn liên kết đến báo cáo.

Viết các bài Blog liên quan để tăng độ thu hút cho website của bạn

Những câu chuyện được chia sẻ trên Blog sẽ là một cách tuyệt vời để hỗ trợ cho nội dung trên Landing Page của bạn. Với việc thân thiện với cỗ máy tìm kiếm để thu hút mọi người sẽ dễ để ý đến với lời kêu gọi của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng lại một phần của phiếu mua hàng như một bài đăng trên Blog và liên kết đến Landing Page.

Chia sẻ nội dung trên Social Media

Nếu đã sử dụng chiến dịch Inbound Marketing thì bạn cũng nên tận dụng những lợi thế về mạng xã hội. Bạn chỉ cần lên lịch nội dung Social liên tục về những ưu đãi của bạn trong suốt thời gian chạy chiến dịch. Bạn đừng nên chỉ đăng một nội dung mỗi ngày. Mà thay vào đó, bạn có thể thay đổi nó và xem cái nào có lượng chuyển đổi tốt nhất.

Cân nhắc về các tìm kiếm có trả phí và các kênh khác

Điều khiến nhiều doanh nghiệp lựa chọn các chiến dịch Inbound Marketing là việc tiết kiệm chi phí. Bạn cũng có thể dùng các kênh khác cũng có thể là một phần của chiến dịch Inbound Marketing. Bạn chỉ cần đảm bảo theo dõi tất cả chúng cùng nhau để biết được mỗi kênh đóng góp như thế nào trong chiến dịch.

Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng

Việc xây dựng chiến dịch Inbound Marketing với mục đích là sẽ tìm được cho doanh nghiệp một danh sách khách hàng trung thành. Các chiến dịch sẽ không kết thúc ngay khi bạn thu về một lượng lớn khách hàng tiềm năng nhờ vào “mồi dẫn” và Landing Page. Bạn cần tiếp tục nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng để khách hàng tiềm năng có thể tiếp tục thực hiện hành vi chuyển đổi.

Theo dõi và đo lường kết quả

Việc cuối cùng khi kết thúc mỗi chiến dịch, bạn cần thu lại những kết quả để phân tích và rút kinh nghiệm cho bạn. Bạn cần xem lại và so sánh hiệu quả với mục tiêu ban đầu. Việc theo dõi và đo lường cần được bạn thực hiện một cách thường xuyên.

Một số công cụ hỗ trợ cho chiến dịch Inbound Marketing

word image 102 Inbound marketing và outbound marketing là gì? tìm hiểu chi tiết

Để có thể dễ dàng cho việc phân tích các chiến dịch, hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ cho công việc của bạn. Những công cụ này sẽ hỗ trợ bạn triển khai và kiểm soát hoạt động Inbound Marketing.

  • HubSpot – Marketing Automation: công cụ này để tạo và tối ưu hóa việc quảng bá nội dung, xây dựng kênh tạo khách hàng tiềm năng, tự động hóa việc nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng và báo cáo về hiệu suất. Công cụ này sẽ không thu phí sử dụng người dùng.
  • HubSpot CRM – Relationship Management là công cụ giúp bạn quản lý các mối quan hệ của bạn với khách truy cập, khách hàng tiềm năng, ghi lại mọi tương tác đã từng có với bạn, với công ty và cả trang Web. Công cụ này sẽ giúp bạn hiểu khách hàng tiềm năng của bạn, bao gồm những gì họ thích, không thích, thách thức và đam mê để tiếp cận vào thời điểm hoàn hảo.
  • GatherContent – Quản lý nội dung: là một ứng dụng giúp bạn quản lý và tổ chức chiến dịch Content Marketing một cách hợp lý và hiệu quả.
  • Beacon – Thiết kế bên ngoài. Công cụ này là một công cụ hỗ trợ thiết kế eGuide chuyên dụng, cung cấp sẵn bố cục, hình ảnh và kiểu chữ đẹp mắt.
  • Unbounce – Landing Pages. Công cụ Unbounce sẽ cung cấp cho người dùng một phương thức nhanh chóng và hiệu quả nhằm xây dựng, tối ưu hóa và theo dõi Landing Pages của bạn. Nó cũng cung cấp một số mẫu trang đích tối ưu và tính linh hoạt trong thiết kế không cần mã hóa.
  • Wistia – Video Marketing. Là một công cụ lưu trữ video rất tốt. Công cụ này sẽ có đầy đủ các tiện ích giúp bạn phân tích video một cách hiệu quả.
  • HubSpot Sales – Khả năng sản xuất Email của công cụ này rất tuyệt vời. Nó cho phép bạn nhanh chóng cá nhân hóa Email, theo dõi thời gian khách hàng mở Email và tệp đính kèm hay lên lịch các cuộc họp chỉ bằng một nút bấm.
  • Ahrefs là công cụ phân tích động cơ tìm kiếm của người dùng. Ahrefs sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ công cụ tập trung vào tìm kiếm, bao gồm chức năng phân tích từ khóa và liên kết ngược bắt buộc. Nó cũng cung cấp tính năng phân tích nội dung sáng tạo.
  • Google Analytics – Phân tích Website. Đây là vũ khí bí mật của nhiều Marketer. GA cung cấp mọi thông tin chi tiết về hiệu suất của các chiến dịch Marketing triển khai trên nền tảng Internet. Hơn nữa, đây là một công cụ miễn phí nhưng những lợi ích mà nó mang lại sẽ khiến bạn phải giật mình.

Outbound Marketing là gì?

word image 103 Inbound marketing và outbound marketing là gì? tìm hiểu chi tiết

Nếu như trong thời điểm hiện tại, người dùng sẽ tiếp xúc với sản phẩm thông qua những thông tin họ tìm được trên mạng xã hội thì người dùng ở thời đại trước họ lại không thể tiếp xúc được với doanh nghiệp như vậy. Vì trước khi khái niệm Inbound Marketing thì người dùng chỉ có thể tiếp xúc với phương thức Outbound Marketing. Vậy Outbound Marketing là gì?

Outbound marketing là hình thức tiếp thị sản phẩm một cách truyền thống. Hình thức này được sử dụng và phát triển mãi cho đến khi inbound marketing ra đời. Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ tiếp cận khách hàng thông qua những hình thức như truyền thông, quảng cáo thông qua các phương tiện đại chúng như truyền hình, email, điện thoại…

Bạn cũng có thể bắt gặp hình thức outbound Marketing thông qua những bảng quảng cáo ngoài trời hay được gọi là Out Of Home (OOH) hay trên TV hoặc các sự kiện PR,….

Outbound marketing là hình thức Marketing theo hướng truyền thống, những chiến lược này sẽ thu hút đối tượng mục tiêu thông qua việc gửi thông điệp tới đám đông. Khác với hình thức Inbound Marketing là triển khai và phân phối nội dung, Outbound Marketing sẽ yêu cầu các marketer sẽ phải theo dõi sát sao “con mồi” của mình, sau đó sẽ xác định hành vi, sở thích cụ thể để tìm ra những điểm chạm tối ưu.

Tuy nhiên, với hình thức Marketing này, những điểm chạm này dường như giới hạn ở các kênh truyền thống như Billboard, báo, sự kiện PR, TV… – những kênh này sẽ rất khó đo lường hiệu quả và thường cho là “bỏ thì thiếu mà thêm thì thừa”. Nó là một hình thức Marketing một chiều và chú trọng việc đẩy sản phẩm vào tay khách hàng. Các thông tin đến tay của khách hàng cũng sẽ rất khó chọn lọc.

Tuy đây là một lối Marketing truyền thống nhưng không phải là một hình thức marketing lỗi thời. Với hình thức Marketing này, doanh nghiệp sẽ nhận được những lợi ích ngay thức thì và giúp doanh nghiệp thu hồi vốn cực kỳ nhanh. Hơn nữa, khách hàng tiếp cận với sản phẩm và doanh nghiệp của bạn cực kỳ nhanh vì bạn “phủ” những quảng cáo của mình với tần suất dày đặc.

Tuy nhiên, Outbound Marketing lại có những hạn chế về việc xác định đúng mục tiêu của doanh nghiệp. Nhưng những điểm hạn chế này đang được hoàn thiện bởi Google và Facebook, vì thế chúng tôi chắc rằng thời kỳ hoàng kim của Outbound Marketing đang trở lại. Nhất là đối với những trang thương mại điện tử.

Triển khai các chiến dịch Outbound Marketing ở đâu?

word image 104 Inbound marketing và outbound marketing là gì? tìm hiểu chi tiết

Các kênh triển khai của dịch vụ outbound marketing thông thường là :

  • Telesales.
  • Quảng cáo ngoài trời, trên các phương tiện giao thông công cộng.
  • Quảng cáo trên tạp chí và báo giấy.
  • Quảng cáo trên kênh truyền hình, TV, Radio.
  • Đặt các biển quảng cáo billboards.
  • Gửi email bán hàng tới tệp email data.
  • In ấn catalogs.
  • Cold Calling: các cuộc gọi tiếp thị bán hàng đến list data…

Khi triển khai những chiến dịch này, có nhiều chuyên gia nhận định rằng: nếu chỉ nhìn trong giới hạn các nền tảng số, xét về bản chất thì các chiến dịch outbound thường không quá khác biệt với performance marketing. Những chiến dịch này cùng hướng tới sự tối ưu hiệu quả về tính chuyển đổi dựa trên sự phối hợp đa kênh.

Tại sao doanh nghiệp lại không mặn mà nữa với các chiến dịch Outbound Marketing?

word image 105 Inbound marketing và outbound marketing là gì? tìm hiểu chi tiết

Thực chất thì không có thuật ngữ chính thống nào để định nghĩa về Outbound Marketing cả. Mãi cho đến khi Hubspot sử dụng thuật ngữ về Inbound Marketing để chỉ đến cách làm Marketing trong thế giới số, thì thuật ngữ Outbound Marketing mới xuất hiện.

Bạn có thể tưởng tượng rằng, nếu sử dụng Inbound Marketing là bạn đang khơi gợi nhu cầu sản phẩm từ bên trong tâm trí của khách hàng. Còn Outbound Marketing thì ngược lại, bạn cho khách hàng thấy sản phẩm, từ đó họ mới có nhu cầu mua sản phẩm của bạn.

Cũng chính vì bạn phải bao phủ người dùng trong rất nhiều quảng cáo và đôi khi chúng sẽ trở nên phiền phức với người dùng. Nói theo cách thông thường thì bạn đang “ép buộc” người dùng phải xem quảng cáo của bạn. Vì thế, cách tiếp cận người dùng theo cách Outbound Marketing đang dần trở nên lỗi thời và đang khiến nhiều người quay lưng lại với nó.

Lý do là phương pháp này thường sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải sản xuất rất nhiều nội dung quảng cáo. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng khó có thể đo lường hiệu quả từ các chiến dịch quảng cáo của mình. Doanh nghiệp cũng sẽ khó biết được người dùng quan tâm và mong muốn những gì từ sản phẩm. Họ chỉ tiếp cận doanh nghiệp của bạn một cách đại trà và không chọn lọc.

Bên cạnh đó, trong nhiều chiến dịch marketing kết hợp, Outbound Marketing luôn chiếm một phần ngân sách rất lớn và được nhìn nhận là cách thức marketing vô cùng tốn kém. Có nhiều chuyên gia cho rằng, các chiến dịch Outbound Marketing hiện đang gặp phải nhiều vấn đề.

  • Doanh nghiệp sẽ rất khó theo dõi tỉ lệ ROI trong chiến dịch Marketing của mình.
  • Sự gia tăng và phát triển của công nghệ phòng chống, từ chối nhận thông tin qua điện thoại, mạng xã hội,… sẽ khiến cho chiến dịch của bạn gặp nhiều hạn chế.
  • Outbound Marketing hiện đang là các chiến dịch khá tốn kém tuy nhiên hiệu quả lại chưa cao.

Theo Tạp chí CRM Daily báo cáo thì có hơn nửa số công ty áp dụng Inbound marketing thấy sự thay đổi tích cực ở ROI tăng 25%. Hơn nữa, các doanh nghiệp lại giảm hơn 62% chi phí so với cách làm Marketing truyền thống. Vì thế, cách để giảm tối thiểu chi phí và tăng hiệu quả marketing, thì các doanh nghiệp nên chuyển dần sang phương thức Inbound Marketing.

Hơn nữa, bạn cũng cần biết rằng, doanh nghiệp hiện tại đang tận dụng tối đa những lợi thế mà Internet mang lại cho người dùng. Có đến hơn 57% người dùng online xem nội dung quảng cáo ít nhất một tháng một lần. Trung bình họ dành đến 20% thời gian online để đọc nội dung. Và có đến 70% khách hàng muốn đọc và tìm hiểu về công ty nhờ vào content hơn là quảng cáo truyền thống.

Với những content chất lượng, đủ kích thích người dùng thì sẽ làm tăng lên rất nhiều tỷ lệ hành động cho khách hàng và với chiến dịch Inbound Marketing, lợi nhuận mang về cho doanh nghiệp gấp ba lần so với chi phí bỏ ra.

Tuy nhiên, bạn không thể phủ nhận hoàn toàn những lợi ích mà những chiến dịch Outbound Marketing mang lại. Vì thế, ngày nay có rất nhiều doanh nghiệp đang kết hợp cả hai hình thức này với mong muốn mang lại hiệu quả tốt nhất.

Inbound Marketing và Outbound Marketing khác nhau như thế nào?

word image 106 Inbound marketing và outbound marketing là gì? tìm hiểu chi tiết

Để bạn có thể phân biệt rõ giữa Outbound Marketing và Inbound Marketing, kiemtienblog.com sẽ phân tích sự khác biệt của hai hình thức Marketing này.

Cách thức tiếp cận trái ngược

Về phương thức tiếp cận của Outbound Marketing. Outbound Marketing là hình thức tiếp cận khách hàng theo chiến lược đẩy sản phẩm đến tay khách hàng. Nghĩa là nó chỉ giao tiếp với khách hàng theo hướng một chiều và không thể tương tác với khách hàng.

outbound-marketing-thuc-thi-cach-tiep-can-theo-huong-mot-chieu

Trước khi Inbound Marketing xuất hiện trên internet thì hình thức quảng cáo trên TV là hình thức phổ biến nhất.

Còn về hình thức Inbound Marketing thì chúng luôn đề cao tính tương tác hai chiều giữa bên truyền tải và bên tiếp nhận thông tin. Điều đó có nghĩa rằng người dùng sẽ được đặt tại vị trí trọng tâm, họ có quyền chủ động tìm kiếm hoặc từ chối tiếp cận thông tin.

inbound-marketing-luon-de-cao-tinh-tuong-tac-2-chieu-giua-ben-truyen-tai-va-ben-tiep-nhan-thong-tin

Nếu Outbound Marketing là hình thức tiếp cận khách hàng một cách đơn chiều thì Inbound Marketing lại là đa chiều. Doanh nghiệp sẽ xây dựng được mối quan hệ với khách hàng. Từ đó sẽ tạo được nhiều khách hàng trung thành hơn.

Bạn có thể tắt quảng cáo sau vài giây để không cảm thấy khó chịu hoặc không hứng thú với sản phẩm. Bạn có thể chọn lọc quảng cáo. Không như hình thức Marketing trước đây.

Cách thức triển khai chiến dịch nội dung.

Đối với hình thức Outbound marketing, doanh nghiệp sẽ tập trung trực diện vào sản phẩm hoặc dịch vụ. Doanh nghiệp sẽ luôn luôn đặt sản phẩm và dịch vụ ở trọng tâm. Họ sẽ không đặt khách hàng là vị trí quan trọng nhất.

Khách hàng cũng sẽ không nhận được lượng kiến thức mong muốn. Thông thường, các đoạn quảng cáo chỉ cung cấp khoảng một phần tư thời gian là cung cấp kiến thức, còn lại chỉ là quảng cáo sản phẩm.

chien-luoc-noi-dung-cua-outbound-marketing-luon-dat-san-pham-dich-vu-o-vi-tri-trong-tam-nhat

Khác với Outbound Marketing, Inbound marketing lại rất khéo léo dẫn dắt người dùng. Với chiến lược nội dung của mình, họ đặt khách hàng của mình vào vị trí trung tâm của chiến dịch. Chiến dịch nội dung này sẽ nhờ vào những nhu cầu tìm kiếm thông tin nhưng lại không làm họ khó chịu.

Thông thường, theo cơ cấu nội dung, content sẽ chiếm đến hơn 80% là kiến thức có liên quan đến sản phẩm nhưng mang tính tham khảo khách quan. Họ cũng không “ép buộc” họ phải theo dõi sản phẩm.

Với những nội dùng này, doanh nghiệp dễ dàng dẫn dắt người dùng một cách tự nhiên. Những nội dung này thường có xu hướng xoay quanh review đánh giá, làm thế nào để lựa chọn sản phẩm tốt, cách sử dụng,..

Mục đích tiếp cận của hai chiến dịch này

Outbound marketing thường kích thích nhu cầu mua sắm từ bên ngoài. Vì thế mà mục đích của một chiến dịch Marketing là khơi gợi nhu cầu về sản phẩm. Nội dung của chúng cũng phải truyền tải đến người dùng về hình ảnh sản phẩm một cách đầy đủ nhất. Thông điệp truyền đi cũng sẽ vô cùng rõ ràng, đánh trúng nhu cầu của nhóm người mua.

Tuy nhiên nếu bạn muốn khơi dậy nhu cầu của người mua, bạn phải đầu tư vào nội dung PR sản phẩm, kênh truyền tải của outbound marketing phải bao phủ một lượng lớn khách hàng.

Nhưng Inbound marketing lại tạo dựng niềm tin, nuôi dưỡng khách hàng mục tiêu. Vì thế những chiến dịch Inbound Marketing thường sẽ dài hơn nhưng lại bền vững hơn. Với phương thức tiếp thị này, chúng không chọn cách khơi dậy nhu cầu của người mua ngay lập tức mà thay vào đó họ lại thiết lập các mối quan hệ trước khi khơi gợi cho khách hàng nhu cầu mua sản phẩm.

inbound-marketing-tao-dung-niem-tin-nuoi-duong-khach-hang-muc-tieu

Inbound marketing triển khai chiến dịch thì sẽ tập trung thiết lập một môi trường nuôi dưỡng nhóm người mua tiềm tàng rất hiệu quả. Theo thống kê thì có khoảng 55% khách hàng trong tương lai liên quan đến các chiến dịch Inbound Marketing.

Nơi triển khai các chiến dịch

Outbound Marketing sẽ không hoàn toàn gắn liền với hoạt động tiếp thị truyền thống như quảng cáo trên truyền hình, dựng banner, tư vấn trực tiếp,.. mà còn có thể kết hợp với các hình thức quảng cáo số.

Đã có rất nhiều doanh nghiệp đã triển khai chiến dịch tiếp thị tích hợp trên các nền tảng tìm kiếm (Google, Bing,..) và kênh truyền thông xã hội social media. Bên cạnh đó, các hoạt động chạy quảng cáo trên Google hay Facebook vẫn là một phần quan trọng của outbound marketing trên nền tảng số. outbound-marketing-hoat-dong-o-ca-nen-tang-so-va-truyen-thong-truyen-thong Inbound marketing hoạt động chủ yếu trên nền tảng số. Tuy phạm vi của nó bị hạn hẹp hơn nhưng mục tiêu tiếp cận lại có tính chủ đích cao. Chi phí cũng tiết kiệm hơn so với các chiến dịch Outbound Marketing.

inbound-marketing-hoat-dong-chu-yeu-tren-nen-tang-so

Với một chiến dịch được triển khai trên nền tảng Internet, các bài về dạng blog trên hệ thống website luôn chiếm vị trí chủ đạo trong chiến lược inbound marketing. Và để bổ sung cho chiến dịch Inbound Marketing thêm phần thành công, các Marketer sẽ đầu tư cho blog, đặc biệt sẽ cần chú trọng đến quá trình tối ưu SEO.

Khả năng đo lường hiệu quả

Như đã nói ở trên, các chiến dịch Outbound marketing sẽ khó đo lường kết quả. Do dựa trên nền tảng truyền thông truyền thống nên các Marketer sẽ không thể đo lường được. Công việc tính toán này đòi hỏi cả thời gian và chi phí tốn kém.

outbound-marketing-kho-do-luong-hieu-qua

Inbound marketing sẽ giúp bạn có thể dễ dàng đo lường kết quả hơn so với các chiến dịch Outbound Marketing. Do triển khai chiến dịch trên nền tảng số nên chúng ta có thể nhờ vào những công cụ đắc lực như Google Analytics theo dõi mọi hoạt động của website chẳng hạn. Hoặc các phần mềm hỗ trợ quản lý dữ khách hàng chuyên nghiệp.

Lý do marketer đang dần chuyển từ Outbound Marketing sang Inbound Marketing

word image 107 Inbound marketing và outbound marketing là gì? tìm hiểu chi tiết

Trong thời kỳ bùng nổ của công nghệ thì đang có nhiều doanh nghiệp hiện nay đã chuyển đổi dần từ outbound marketing sang inbound marketing. Bởi các chiến dịch Outbound Marketing đang ngày càng bộc lộ nhiều yếu điểm, sự thích nghi với quá trình thay đổi của thời đại là chưa đủ lớn.

Outbound không thay đổi để thích ứng với những biến đổi của thời đại

Hiện tại, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên 4.0, nơi mà mọi thứ không còn giống như 20 – 30 năm trở về trước. Tất cả mọi thứ đều được tích hợp với công nghệ.

Hơn nữa, các hành vi tiêu dùng của người mua đang có những thay đổi so với thế hệ trước. Khi khách hàng đã thay đổi thì doanh nghiệp cũng cần phải có mô hình tiếp thị thay đổi để phù hợp và thích ứng dần. Vậy nhưng, sự thích nghi của Outbound Marketing lại chưa đủ lớn.

  • Xu thế tiêu dùng hiện nay là khách hàng hiện không còn ở thế bị động trong việc tiếp cận thông tin theo hướng một chiều như trước. Họ không có nhiều thời gian để xem TV hay đọc báo, nghe tin tức từ một phía như trước nữa mà thay vào đó khách hàng đã chuyển từ thế bị động sang chủ động hoàn toàn.
outbound-marketing-khong-con-phu-hop-voi-hanh-vi-tieu-dung-cua-khach-hang-hien-nay
  • Sự phát triển của công nghệ, internet cũng ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của người dùng. Đòi hỏi các chiến dịch Marketing phải có những chính sách Marketing vô cùng linh hoạt để phù hợp.

Tiết giảm chi phí cho các chiến dịch marketing

Không thể phủ nhận rằng cách chiến dịch Outbound Marketing luôn mang đến hiệu quả không nhỏ trong việc giúp khách định vị thương hiệu nhờ vào các chiến dịch quảng bá quy mô. Tuy vậy, việc tiêu tốn một chi phí quá lớn là điều không thể phủ nhận. inbound-marketing-giup-tiet-giam-chi-phi-cho-cac-chien-dich-marketing So với một chiến dịch Outbound Marketing tầm cỡ, chi phí có thể lên đến cả hàng chục, hàng trăm triệu, có khi lên đến hàng tỷ đồng. Với số tiền đó, bạn hoàn toàn đủ sức để thực thi mô hình inbound marketing mang đến hiệu quả dài lâu. Có khi đủ tiền cho bạn thành lập một công ty quảng cáo nho nhỏ đấy.

Mặt khác, bạn có thể vừa nuôi dưỡng được nhóm người dùng thường thì tiếp cận thông tin và dần dần biến họ trở thành khách của bạn thông qua các chiến dịch Inbound Marketing.

Việc tận dụng những công cụ như sharing tool, earn media sẽ phát huy tối đa hiệu quả đồng thời rất tiết kiệm chi phí.

Giảm thiểu sự ảnh hưởng của các công cụ giới hạn quyền riêng tư

Những chiến dịch Inbound marketing gần như không bị ảnh hưởng bởi chính sách hay các công cụ giới hạn quyền riêng tư của người dùng. Cùng với đó, việc trải nghiệm của người dùng trên hệ thống công cụ tìm kiếm hay các trang mạng xã hội ngày càng được cải thiện.

Với những mô hình Inbound Marketing, khách hàng là người chủ động trong việc tìm kiếm thông tin vì thế việc giới hạn về quyền riêng tư gần như không ảnh hưởng đến hoạt động của chiến dịch.

word image 108 Inbound marketing và outbound marketing là gì? tìm hiểu chi tiết

Trên đây là tất cả những gì mà kiemtienblog.com mong muốn chia sẻ với bạn về hai phương thức làm Marketing trong thời buổi hiện nay. Tuy Outbound Marketing là một hình thức tiếp cận lỗi thời nhưng có phải là một hình thức cần bị loại bỏ? Khi triển khai hình thức Inbound Marketing nó sẽ hoàn hảo trên mọi hình thức? Cả hai đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng của mình. Bạn có thể kết hợp cả hai hình thức này vào chiến lược Marketing của mình để mang lại hiệu quả cao nhất. Chúc bạn thành công!

Đánh giá về bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Back to top button