Khái niệm CMS là gì? Top 5 CMS phổ biến hiện nay 2024

Bạn đang thắc mắc CMS là gì? CMS có những loại nào? Chức năng của nó ra sao? Những đặc tính cần có của CMS? Mọi giải đáp sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.

Khái niệm CMS là gì

CMS chữ viết tắt từ cụm từ Content Management System là hệ thống quản trị nội

dung. Ứng dụng CMS giúp chúng ta xuất bản, chỉnh sửa và quản lý nội dung của

trang web theo cách logic, trực quan. Nội dung ở đây gồm tức online, text, báo chí, hình ảnh, video…

Định nghĩa CMS

Giải pháp sử dụng CMS giúp dễ dàng xây dựng website và quản lý nội dung. Bên cạnh đó còn giúp người dùng tiết kiệm được chi phí tạo dựng website.

Phân loại các nền tảng CMS

Hiện nay có 3 CMS thông dụng đó là:

CMS Open Source

CMS Open Source là một hệ thống quản trị nội dung phổ biến và sử dụng dễ dàng. Ưu điểm của CMS Open Source là có đầy đủ những tính năng cần thiết như: quản lý trang, bài viết, tài khoản, hay các liên kết, tag, cấu hình,… ngay sau khi cài đặt lên máy chủ.

CMS tự code

CMS tự code, khi cài đặt đòi hỏi người dùng phải tự code lại toàn bộ. Điều này sẽ khiến cho việc cài đặt gặp khó khăn, phức tạp hơn. Nhưng bù lại, người dùng có thể tùy chọn giao diện thiết kế ưng ý và phù hợp nhất.

CMS bị tính phí

Với CMS tính phí, người dùng phải chi tiền cho việc mua bản quyền. Chính vì thế mà đơn vị cung cấp sẽ tiến hành tất cả mọi thao tác như: sửa lỗi, nâng cấp hay vận hành hệ thống,… Ngoài ra, hệ thống này hoạt động ổn định hơn với nhiều tính năng riêng biệt hấp dẫn hơn.

Chức năng của CMS

CMS có những chức năng rất tuyệt vời như: tiết kiệm thời gian quản lý, giảm các chi phí vận hành, bảo trì… Nhờ những chức năng hữu ích này nên rất nhiều doanh nghiệp, blogger đã sử dụng CMS.

Bên cạnh đó, CMS còn có 4 chức năng chính tương đương với 4 nhiệm vụ là:

Tạo, lưu trữ nội dung

CMS cho phép người dùng viết, thiết lập bất cứ nội dung gì trên trang web.

Chỉnh sửa nội dung

Giúp chúng ta có thể sửa sau mỗi lần viết.

Chuyển tải và chia sẻ nội dung

Nhằm giúp nội dung được lan tỏa hơn.

Tìm kiếm và phân quyền người dùng

Người dùng có thể tìm thấy những người dùng khác qua thanh công cụ tìm kiếm dễ dàng.

Những đặc tính cần có ở CMS

Một số đặc tính mà CMS cần có đó là:

Thứ nhất CMS phải có phương pháp xuất bản nội dung đơn giản để mọi người đều không gặp khó khăn trong sử dụng. Để phương pháp đơn giản thì trang web nên có nhiều lựa chọn để nội dung hiển thị tốt. Bên cạnh nhiều lựa chọn, các nội dung còn nên được phân loại hợp lý, gọn gàng và dễ định hướng. Khả năng tùy chỉnh của trang cũng nên được chú ý.

Thứ hai, CMS có khả năng tạo ra được nhiều loại trang web khác nhau để hoàn tất công việc được đề ra.

Thứ ba, có khả năng tùy chỉnh nâng cao.

Thứ tư, CMS nên là một hệ thống mà cộng đồng sử dụng nhiều để khả năng phát triển của CMS lớn hơn. Vì cộng đồng sẽ là nơi để nâng cấp bản cập nhật, phát hiện lỗ hổng bảo mật cũng như chia sẻ kiến thức hữu hiệu.

Top 5 CMS phổ biến hiện nay 2024

Hiện nay có rất nhiều mã nguồn CMS, mỗi mã nguồn đều có những ưu và nhược điểm riêng. Nhưng phổ biến nhất vẫn là top 5 CMS là:

WordPress

Nền tảng WordPress là một ông lớn đứng đầu top CMS hiện nay.

Ưu điểm:

· Dễ dùng và tùy biến làm trung tâm quản lý nội dung.

· Mọi người có thể chọn hàng ngàn themes đẹp miễn phí để cho ra website phù hợp sản phẩm mình.

· Khả năng xuất bản bài viết, biên tập văn bản cũng rất tốt.

· Nền tảng WordPress hỗ trợ cả đăng ký người dùng, liên tục cập nhật và tạo ra cộng đồng sử dụng khổng lồ.

· Hoạt động tối ưu.

Nhược điểm:

· Để thêm tính năng vào website sẽ tốn nhiều plugins, đôi khi người mới dùng sẽ thấy lúng túng và cả bối rối.

Joomla

Joomla là CMS phổ biến thứ hai hiện nay.

Ưu điểm:

· Quản lý bài đăng tốt với đa dạng “custom post type”.

· Joomla không phụ thuộc quá nhiều vào văn bản, cung cấp nhiều lựa chọn liên quan đến quản lý người dùng mà Joomla sẽ hợp cho những trang web về Membership.

Nhược điểm:

· Những người mới bắt đầu làm quen với Joomla sẽ khó khăn và mất nhiều công sức.

Drupal

Drupal đứng ở vị trí thứ 3 trong danh sách CMS phổ biến nhất.

Ưu điểm:

· Drupal có tính năng đa ngôn ngữ, linh hoạt “custom post type”…

· Tính bảo mật cao hẳn hơn hai ứng dụng kể trên. Vì thế mà Drupal được tin dùng hơn cả trong trang web của doanh nghiệp, tập đoàn lớn.

Nhược điểm:

· Drupal chỉ phù hợp với những người có kinh nghiệm lập trình web, vì với những người mới bắt đầu sẽ khó xử lý nó.

Serendipity

Serendipity đứng trong danh sách này ở vị trí thứ 4 CMS. Đây là một CMS dành cho website không phải quá lớn. Serendipity được đánh giá là CMS nhẹ nhất dành cho người dùng.

Ưu điểm:

· Dễ cài đặt để cho ra thành quả là website trang nhã, tinh tế.

Nhược điểm:

· Serendipity chỉ sử dụng cho những dự án nhỏ.

Typo3

CMS cuối cùng phổ biến hiện nay là Typo3, được viết tắt bằng PHP.

Ưu điểm:

· Hỗ trợ đa ngôn ngữ, đa website thích hợp cho doanh nghiệp, start-up.

· Hỗ trợ quản lý nhiều website từ 1 bộ cài.

· Dễ dàng chia sẻ dữ liệu giữa các website với nhau nên sẽ rất hữu hiệu trong trường hợp bạn muốn quản lý nhiều site từ 1 nhánh.

· Người dùng có thể chia sẻ template, extensions với nhau.

Nhược điểm:

· Người mới dùng sẽ gặp khó khăn.

· Chỉ chạy trên một số máy chủ web thông dụng là Apache hoặc IIS.

Trên đây là những thông tin tổng quan và chính xác nhất của CMS. Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn một góc nhìn đúng đắn hơn về nền tảng hệ thống quản trị nội dung cho website. Chúc cho công việc kinh doanh trực tuyến của bạn sẽ ngày càng phát triển!

 

Đánh giá về bài viết

Viết một bình luận