Lạm phát là gì? nguyên nhân lạm phát ở việt nam những năm gần đây

Lạm phát luôn là vấn đề đau đầu không chỉ của Chính phủ các nước mà còn là nỗi lo của các Trader. Nó không chỉ ảnh hưởng đến giá cả mà còn liên quan đến mọi phương diện của tài chính. Hôm nay, hãy cùng kiemtienbog.com tìm hiểu về lạm phát và các nguyên nhân gây ra lạm phát tại Việt Nam nhé!

Lạm phát là gì?

Lạm phát là một khái niệm thuộc về phạm trù kinh tế. Lạm phát là sự tăng giá liên tục của một dịch vụ hay hàng hóa nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. Sự tăng giá liên tục này sẽ làm giảm đi giá trị của đồng tiền. Giá càng tăng cao, tiền càng mất giá.

Giá sản phẩm và dịch vụ càng ngày càng tăng, nhưng lương và chi tiêu không tăng sẽ làm giảm sức mua của người tiêu dùng. Do đó chỉ số lạm phát này sẽ phản ánh sức mua của người dân theo một đơn vị tiền tệ nào đó.

Chỉ số lạm phát được đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Thông thường, chỉ số lạm phát sẽ được đo bằng sự chênh lệch giá cả của một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó trong vòng một năm. Dữ liệu này thường được cung cấp bởi các tổ chức Nhà nước, tổ chức lao động và tạp chí kinh doanh,…Đó là những báo cáo về việc thay đổi của giá cả, thường là trong vòng một năm trở lại. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại so với giá tại thời điểm gốc.

Bản chất của lạm phát là gì?

Sự tăng giá liên tục của một loại hàng hóa không phải là một sự kiện tự phát. Trong quá trình lạm phát, việc tăng giá liên tục là điều không kiểm soát được. Tuy việc tăng giá này có sự tác động từ bên ngoài, nhưng một khi đã tăng giá thì khó có thể bình ổn giá cả một cách ổn định được.

Trong một vài trường hợp, có sự tăng giá đột ngột của một loại mặt hàng nào đó. Thế nhưng sự ổn định giá này có thể dễ dàng ổn định sau một vài ngày hoặc một vài tháng. Đó được cho là sự tăng giá đột ngột do sự đột biến của thị trường. Có thể là sức cầu lớn hơn sức cung cho nên hàng hóa bị đẩy giá cao. Khi cân bằng được cán cân cung cầu thì có thể bình ổn giá. Đây không được gọi là lạm phát.

Mặt khác, lạm phát là sự tăng giá chung của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ. Sự tăng giá của một loại hàng hóa sẽ thúc đẩy của loại hàng hóa khác. Cứ thế, sự tăng giá này tạo nên một làn sóng làm đau đầu các nhà chức trách.

Thông thường, lạm phát thường diễn ra trong một thời gian dài và thường sự tăng giá này diễn ra liên tục, trong nhiều năm. Và phải mất rất nhiều biện pháp để Nhà nước mới có thể kiểm soát được sự bùng giá này.

Các mức độ lạm phát

Dựa vào tỷ lệ phần trăm mà các nhà kinh tế học chia tỷ lệ lạm phát ra làm 3 mức độ.

Lạm phát tự nhiên

Lạm phát này thường xảy ra khi tỷ lệ lạm phát ở trong khoảng từ 0 đến 10%. Đây là con số đáng mong ước của các nhà quản lý.

Khi nằm trong khoảng lạm phát này, giá cả hàng hóa sẽ tăng chậm và khá ổn định. Các quốc gia luôn tìm mọi cách để kiềm chế lạm phát ở mức dưới 10%.

Không quốc gia nào dám tự tin công bố con số lạm phát trong năm của họ ở mức 0% cả. Đã là vấn đề kinh tế và xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định. Không thể có loại hàng hóa nào giữ nguyên một mức giá. Và không có đồng tiền nào có giá trị giữ vững trong nhiều năm, thậm chí là hàng thập kỷ được.

Lạm phát phi mã

Tỷ lệ lạm phát ở trong khoảng 10 đến dưới 1000%. Nếu mức lạm phát ở mức 2 đến 3 con số thì giá cả hàng hóa sẽ tăng giá một cách nhanh chóng. Đồng tiền lúc này càng lúc càng trở nên mất giá, kéo theo lãi suất thực tế thị trường ở mức âm. Điều này kéo dài trong nhiều năm sẽ khiến đồng tiền của nước đó không còn giá trị và kéo theo nhiều hệ lụy về nền kinh tế. Nếu Nhà nước không thể kiềm chế và giảm lạm phát, đất nước sẽ trở nên nợ nần và bất ổn.

Siêu lạm phát

Nếu bạn nghĩ là các chỉ số lạm phát chỉ dừng lại ở mức 100% thôi ư. Không, có nhiều quốc gia, như Zimbabwe đã đối mặt với cơn siêu lạm phát. Cơn siêu lạm phát này diễn ra từ năm 2007 đến 2009. Đỉnh điểm là năm 2009. Vào những tháng đầu năm 2009, tỷ số lạm phát của đất nước này lên đến 79.600.000.000%.

Thử tưởng tượng bạn muốn mua một ổ bánh mì, nhưng nó lại có giá 300 tỷ đô thì sẽ như thế nào nhỉ? Hay mỗi ngày, bạn tiêu từ 250 đến 500 tỷ đô? Nghe có vẻ hay ho và sung sướng nhỉ. Thế nhưng không, đây chính là cơn ác mộng đối với người dân nơi đây.

Một khi mức lạm phát ở mức trên 1000% được gọi là siêu lạm phát. Lúc này, đồng tiền làm ra hoàn toàn mất giá và ảnh hưởng rất lớn đối với người dân. Đây là nguyên nhân chính gây nên khủng hoảng tài chính của một đất nước.

Nguyên nhân dẫn đến lạm phát

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát của một một đất nước. Giá cả tăng nhanh cũng sẽ ảnh hưởng đến tình trạng lạm phát ở một đất nước.

Lạm phát do cầu kéo

Nguyên nhân của tình trạng lạm phát theo dạng này là do sự mất cân bằng của quan hệ cung cầu. Việc bùng nổ của sự tăng giá này là do việc sản xuất không kịp so với nhu cầu người dùng.

Ngoài ra, việc cung ứng tiền tệ cũng sẽ làm tình trạng lạm phát này tăng lên. Bạn hãy nhớ xem, khi tăng giá xăng thì hàng loạt các mặt hàng như giá taxi, giá rau củ,… đều tăng theo có đúng không? Đây là biểu hiện của việc lạm phát tăng giá do cầu kéo

Lạm phát do chi phí đẩy

Ngược lại so với nguyên nhân ở trên, lạm phát do chi phí đẩy lại đến từ những người sản xuất, cung ứng ra thị trường. Lạm phát do chi phí đẩy xuất hiện khi nhà sản xuất tăng các loại chi phí để sản xuất hàng hóa ra thị trường như tăng tiền lương, tăng nhân công, tiền mua nguyên vật liệu tăng,…

Khi các yếu tố này tăng sẽ kéo theo tổng chi phí sản xuất sản phẩm cùng tăng theo. Điều này khiến cho doanh nghiệp bắt buộc tăng giá hàng hóa của mình để đảm bảo lợi nhuận. Từ đó sẽ dẫn tới lạm phát khi mà toàn thể sản phẩm đều tăng giá.

Lạm phát do cầu thay đổi

Khi có một công ty hay tập đoàn nào đó chuyên cung cấp một mặt hàng độc quyền ra ngoài thị trường (sản phẩm này chỉ do một công ty cung cấp), nhưng công ty này không bao giờ giảm giá, ngược lại còn tăng giá theo hàng năm. Khi lượng sản phẩm họ sản xuất giảm nhưng giá lại càng ngày càng tăng (như giá điện), thì cũng sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát. Lượng cầu (ví dụ là điện) luôn tăng, nhất là vào mùa hè, thế nhưng công ty cung cấp này họ lại giảm lượng sản phẩm và tăng giá liên tục sẽ làm cho giá bị đẩy lên cao.

Lạm phát do mức lương cơ bản tăng

Ở một vài ngành sản xuất có mức độ tăng trưởng cao. Họ thường đãi ngộ nhân viên tốt bằng cách tăng lương cho nhân viên. Việc này kéo theo việc tăng lên của mức lương cơ bản. Tuy nhiên, có một vài ngành sản xuất, mức tăng trưởng không được như mong đợi, thậm chí là âm nhưng họ vẫn buộc phải tăng lương cho nhân công của mình. Để bù đắp khoản chi này, họ đã đẩy giá sản phẩm của mình và khiến lạm phát xuất hiện.

Lạm phát do xuất khẩu

Việc mất giá sản phẩm trong nước cũng bị ảnh hưởng nếu nước đó chú trọng quá nhiều cho thị trường xuất khẩu. Bạn cũng biết là hàng xuất khẩu ra nước ngoài luôn có giá cao hơn trong nước. Xuất khẩu quá nhiều khiến cho lượng sản phẩm trong nước trở nên thiếu hụt và người dân phải mua ở giá cao, khiến việc lạm phát tăng mạnh.

Lạm phát do nhập khẩu quá nhiều

Hàng hóa được nhập khẩu từ nhiều nơi trên thế giới được người trong nước luôn đánh giá cao. Nhập khẩu quá nhiều khiến hàng hóa có giá cao và đồng nội tệ càng ngày càng mất giá. Việc mất giá đồng nội tệ chính là biểu hiện của sự lạm phát.

Lạm phát do tiền tệ

Khi người dân trong nước trữ tiền quá nhiều sẽ dẫn đến việc tăng nhu cầu cung tiền tệ trong nước. Để giải quyết vấn đề này, ngân hàng sẽ mua thêm ngoại tệ hoặc phát hành công trái. Đây chính là sự lạm phát do tiền tệ.

Tác động của lạm phát đến tình hình kinh tế

Không phải một đất nước khi xảy ra lạm phát đều mang đến sự tiêu cực cho nền kinh tế của một đất nước. Một vấn đề luôn luôn có hai mặt của nó, cùng mình tìm hiểu nhé!

Tác động tích cực của lạm phát

Mỗi một quốc gia, họ đều kiểm soát mức lạm phát của mình ở mức độ nhất định. Điều này nhằm đảm bảo đời sống của người dân ở mức ổn định nhất. Vậy tác động tích cực của lạm phát này là gì?

Việc lạm phát sẽ làm cho đồng tiền sở hữu càng ngày càng mất giá. Việc này sẽ hạn chế việc trữ tiền trong nhà của người dân. Thay vào đó họ sẽ mang tiền đi đầu tư. Các doanh nghiệp sẽ lợi dụng được thời cơ mà nhập nguyên vật liệu với giá rẻ. Điều này sẽ thúc đẩy mở rộng sản xuất và kinh doanh.

Bên cạnh đó, việc lạm phát sẽ thúc đẩy Chính phủ quan tâm hơn đến việc nâng cấp cơ sở hạ tầng và cải thiện đời sống của người dân. Đầu tư như vậy cũng sẽ giúp đất nước có thêm những lao động lành nghề và chuyên nghiệp hơn.

Bên cạnh mặt tốt thì lạm phát cũng có những mặt xấu.

Tác động tiêu cực của lạm phát đối với nền kinh tế

Lạm phát khiến cho sức mua của người dùng sẽ càng ngày càng giảm. Việc này sẽ khiến cho giá trung bình thay đổi để kích cầu. Vô hình chung sẽ tạo nên việc phân bổ nguồn nhân lực xảy ra vấn đề làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.

Khi lạm phát tăng cao sẽ làm việc lưu thông tiền tệ cũng tăng nhanh mà không thể kiểm soát. Các nhà đầu tư cũng sẽ rút tiền về và đầu tư vào những nơi khác, càng làm thị trường càng hỗn loạn thêm.

Không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp, Nhà nước cũng sẽ chịu nhiều khoản lỗ do thu ngân sách không đạt, bù tiền vào những khoản nhập và xuất khẩu,…

Không những thế, ngành ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất do giảm khoản tiền gửi do lãi suất quá thấp. Bên cạnh đó, người dân sẽ đi vay nhiều hơn, làm thiếu nguồn cung tiền mặt.

Gia tăng tỷ lệ mất việc và thất nghiệp do sự mất giá của đồng tiền khiến nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm.

Nguy cơ về việc tăng thêm khoản nợ quốc gia vì nhà nước sẽ kêu gọi các khoản vay nếu thâm hụt ngân sách quá nhiều. Điều này khiến gánh nặng nợ nần tăng cao hơn bao giờ hết.

Đo lường lạm phát bằng cách nào?

Thông thường, việc kiểm tra lạm phát sẽ dựa vào chỉ số GDP của một quốc gia. Bạn sẽ tính chỉ số giá tiêu dùng bằng cách lấy GDP của năm trước làm cột mốc. Sau đó chia chỉ số GDP của năm sau cho năm trước. Nếu giá trị là số dương thì là lạm phát, còn giá trị âm thì là giảm phát.

Một số thuật ngữ liên quan đến lạm phát

  • Giảm phát: là sự sụt giảm trong mức giá chung của nền kinh tế, thường CPI là giá trị âm.
  • Tái lạm phát: Nỗ lực nâng cao mức giá chung để chống lại áp lực giảm phát.
  • Thiểu phát: là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp. Có nhiều người thường nhầm lẫn thiểu phát với giảm phát

Kiểm soát lạm phát như thế nào?

Đã có nhiều giải pháp từ nhiều quốc gia được đưa ra để kiểm soát tình hình lạm phát ở đất nước mình.

  • Thứ nhất, Nhà nước phải kiểm soát và cân bằng được cán cân cung cầu. Không để doanh nghiệp thao túng sản phẩm. Tạo nên những cơn sốt ảo.
  • Thứ hai, nên tận dụng những thứ sẵn có. Nhập khẩu những mặt hàng cần thiết và xuất những mặt hàng dư.
  • Bội chi ngân sách luôn nằm trong khoảng chấp nhận. Giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách.
  • Nâng cao tay nghề cho lao động, tăng cường thay đổi công nghệ và máy móc.
  • Đánh thuế phù hợp để duy trì ngân sách cho quốc gia. Giảm lưu thông tiền tệ khi thấy dấu hiệu bắt đầu lạm phát.
  • Tăng cường phát hành trái phiếu, lưu thông tiền điện tử, tăng lãi suât tiền gửi,…
  • Cải cách tiền tệ

Tình hình lạm phát ở Việt Nam

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam thì chỉ số CPI tháng 12/2020 tăng 1,48% so với tháng 12/2019. Tính cả năm thì con số này là 3,98%.

Điều này có nghĩa chỉ số lạm phát ở Việt Nam hiện đang ở mức 3,98%. Việt Nam đang kiểm soát lạm phát rất tốt. Mặc dù năm nay có rất nhiều ảnh hưởng đến từ đại dịch COVID-19 xảy ra trên toàn cầu.

Ngoài ra, do tình hình bão lũ cũng khiến giá rau củ tăng mạnh, ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình lạm phát. Rất may Việt Nam đã đưa ra những biện pháp đủ nhanh để tránh sự mất kiểm soát.

Lạm phát nhìn chung không phải là hoàn toàn mang đến tiêu cực cho nền kinh tế. Nếu kiểm soát ở mức tốt, nó sẽ trở thành bàn đạp giúp lĩnh vực tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung sẽ có khởi sắc đáng mong đợi. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn hoàn chỉnh về vấn đề lạm phát. Nếu còn thắc mắc, hãy nói cho kiemtienblog.com biết bạn nhé!

Đánh giá về bài viết

Viết một bình luận