Tổng hợp

M&A nghĩa là gì? tìm hiểu về M&A 2024? một số thương vụ thành công

Kinh tế ngày càng phát triển và thương trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Nếu bạn không khác biệt thì bạn sẽ chìm trong hàng biển các thương hiệu hoặc nhẹ nhàng hơn là bị nuốt chửng bởi một thương hiệu khác. Trong kinh doanh và trong thuật ngữ kinh tế, việc “nuốt chửng” này được gọi là M&A. Hãy cùng Kiếm Tiền Blog tìm hiểu về M&A nhé.

M&A nghĩa là gì?

M&A là từ viết tắt của 2 từ Mergers (sáp nhập) và Acquisitions (mua lại). Đây là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua việc sáp nhập hoặc mua bán một phần hay toàn bộ doanh nghiệp nào đó.

Trong kinh doanh, hoạt động M&A không đơn giản là mua lại để sở hữu cổ phần, đây còn là mục đích được tham gia, được quyết định những vấn đề quan trọng tác động đến chiến lược kinh doanh, quản trị kinh doanh.

Mergers (Sáp nhập) là một sự liên kết giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp có cùng quy mô và cho ra đời một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Toàn bộ tài sản của công ty cũ, lợi ích chung, quyền hay nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập hay bị mua lại sẽ thuộc “về tay” doanh nghiệp sáp nhập.

word image 11 M&A nghĩa là gì? tìm hiểu về M&A 2024? một số thương vụ thành công

M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp

Tìm hiểu kỹ hơn về M&A

Tùy vào tính chất của việc sáp nhập mà doanh nghiệp lựa chọn cách sáp nhập khác nhau. Trên thực tế có 3 hình thức M&A cơ bản gồm: M&A theo chiều ngang, M&A theo chiều dọc và M&A kết hợp.

M&A theo chiều ngang

M&A theo chiều ngang hay còn gọi là Horizontal, là hình thức mua bán, sáp nhập giữa các doanh nghiệp là công ty đối thủ trực tiếp cạnh tranh với nhau. Các doanh nghiệp này có sản phẩm, dịch vụ giống nhau hoặc tương tự nhau cho người tiêu dùng cuối cùng. Cùng ngành hàng và ở cùng một giai đoạn sản xuất.

Ví dụ, một công ty sản xuất điện thoại di động sáp nhập với một công ty khác cũng hoạt động trong ngành sản xuất điện thoại di động, điều này sẽ được gọi là sáp nhập chiều ngang. Lợi ích của loại sáp nhập này là loại bỏ sự cạnh tranh, giúp công ty tăng thị phần, tăng doanh thu và tất nhiên tăng thêm lợi nhuận của mình. Hơn nữa, việc này giúp các doanh nghiệp giảm chi phí cố định, giúp mở rộng thị trường, loại bỏ đối thủ cạnh tranh.

M&A theo chiều dọc

M&A theo chiều dọc (Vertical) được thực hiện để kết hợp hai công ty có cùng chuỗi giá trị sản xuất, cùng một dịch vụ và chất lượng dịch vụ tốt, nhưng có khác biệt duy nhất là giai đoạn sản xuất mà họ đang hoạt động.

Ví dụ, một công ty phân phối sữa sáp nhập vào một nhà máy sản xuất sữa được coi là sáp nhập theo ngành đọc. Bởi họ có chung ngành hàng là sữa bột, nhưng giai đoạn sản xuất khác nhau. Loại sáp nhập này đa số được thực hiện để đảm bảo cung cấp các mặt hàng thiết yếu và hạn chế sự gián đoạn trong nguồn cung cấp. Đây cũng được coi là biện pháp để hạn chế cung cấp cho các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, do đó giúp nâng cao doanh thu, lợi nhuận và giảm chi phí trung gian.

M&A kết hợp (tập đoàn)

M&A kết hợp (Conglomerate) là hình thức mua bán và sáp nhập để hình thành nên tập đoàn. Việc sáp nhập kiểu này diễn ra giữa các công ty phục vụ cùng một khách hàng cụ thể, nhưng họ sẽ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Sản phẩm của họ có thể là sản phẩm bổ sung, đi cùng nhau, nhưng không phải là sản phẩm giống nhau. Ví dụ, nếu một công ty sản xuất xe đẩy sáp nhập cùng công ty sản xuất đồ chơi trẻ em, đây sẽ là sáp nhập tập đoàn bởi đây là những sản phẩm bổ sung, thường được mua cùng nhau. Chúng được thực hiện để tạo thuận lợi cho người tiêu dùng, và sẽ dễ dàng hơn khi bán những sản phẩm này cùng nhau.

Điều này cũng giúp công ty đa dạng hóa, từ đó lợi nhuận cao hơn. Việc bán một trong những sản phẩm A cũng sẽ khuyến khích việc bán một sản phẩm B và ngược lại, do đó sẽ tăng doanh thu cho công ty nếu họ tăng doanh số bán sản phẩm của mình. Điều này cho phép doanh nghiệp cung cấp một điểm mua sắm tiện lợi cho người tiêu dùng. Hai công ty trong trường hợp này được liên kết theo cách này hay cách khác. Loại sáp nhập này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào các lĩnh vực khác của ngành, giảm rủi ro và cung cấp quyền truy cập vào các tài nguyên và thị trường không có sẵn trước đó.

Điều này thường được thực hiện để đa dạng hóa vào các ngành công nghiệp khác, giúp giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm chi phí gia nhập thị trường.

MA la gi 2 M&A nghĩa là gì? tìm hiểu về M&A 2024? một số thương vụ thành công

Một số thương vụ M&A nổi tiếng tại Việt Nam

M&A không còn là thuật ngữ mới và đã có một số thương vụ đình đám tại Việt Nam. Hãy cùng Kiếm Tiền Blog điểm qua các thương vụ này nhé.

ThaiBev và Sabeco

Thương vụ M&A giữa ThaiBev (Công ty giải khát lớn nhất Thái Lan và là một trong những công ty nước giải khát lớn của nhất Đông Nam Á) với Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO). Đây được xem là thương vụ M&A lớn nhất từ trước đến nay của ngành bia Châu Á với giá trị 4,8 tỷ USD từ việc ThaiBev mua lại 53,59% cổ phần của Sabeco.

GIC Private Limited và Vinhomes

Tháng 4/2018, quỹ đầu tư GIC Private Limited của Chính phủ Singapore hoàn thành xong thương vụ M&A với Vinhomes – một công ty thành viên thuộc tập đoàn Vingroup, với giá trị thương vụ là 1,3 tỷ USD. Đây là một thương vụ lớn trong lĩnh vực Bất động sản đầu năm 2024. Theo đó, GIC thực hiện thương vụ được diễn ra với 2 hình thức là đầu tư mua cổ phần của Vinhomes và cung cấp một công cụ nợ cho Vinhomes (như khoản cho vay) để thực hiện các dự án. Credit Suisse (Singapore) Limited là đơn vị tư vấn của thương vụ này.

Hàng loạt ngân hàng nhà nước cũng góp mặt cùng M&A

Gần đây, các ông lớn trong ngành ngân hàng của Việt Nam như BIDV hay Vietcombank cũng có mặt trong các thương vụ M&A. Sau khi thương vụ bán 15% vốn cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là KEB Hana Bank (Hàn Quốc) giá cổ phiếu của BIDV đã tăng 6%.

Vietcombank đầu năm nay cũng bán thành công hơn 16,6 triệu cổ phần cho cổ đông chiến lược Mizuho và hơn 94,4 triệu cổ phần, tương đương 2,55% cổ phần cho GIC Private Limited (quỹ đầu tư quốc gia của Singapore). Sắp tới Vietcombank sẽ phát hành tiếp 6,5% vốn cổ phần trong những tháng còn lại của năm nay cho nhà đầu tư nước ngoài.

Với hoạt động M&A sôi động, chắc chắn hoạt động sáp nhập này tạo nên những thay đổi trong ngành kinh tế Việt. Với xu hướng quỹ đầu tư nước ngoài liên tục đổ về Việt Nam, thời gian tới chúng ta sẽ còn thấy nhiều thương vụ M&A khác nữa.

Đánh giá về bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Back to top button