Kiến thức

Paypal là gì? Hướng dẫn đăng ký và xác minh tài khoản 2024

Paypal là một phần mềm thanh toán online nổi tiếng nhất thế giới. Nếu bạn là một Trader hay làm việc MMO thì bạn hãy đăng ký cho mình một tài khoản Paypal để có thể giao dịch và thanh toán online. Nó khá nhanh chóng và tiện lợi, không làm mất quá nhiều thời gian của bạn. Nếu bạn còn đang băn khoăn về các vấn đề liên quan đến Paypal thì hãy đọc hết bài viết này nhé! Kiemtienblog.com sẽ luôn đồng hành và giải đáp thắc mắc cho bạn. Let’s go!

Paypal là gì?

PayPal là gì? Hướng dẫn tạo tài khoản, liên kết ngân hàng và thanh toán  trên PayPal - META.vn

Paypal là một công thanh toán online đã có mặt trên thế giới khá lâu. Từ khi ra đời năm 1998, Paypal trở thành một cầu nối trung gian giữa giao dịch trong nước và giao dịch nước ngoài. Hiện nay, Paypal vẫn là một cổng thanh toán điện tử được nhiều người lựa chọn nhất.

Công ty Paypal được thành lập vào năm 1998, tại San Jose, Califonia, Mỹ. Người sáng lập ra Paypal là những ông trùm công nghệ thời bấy giờ như Ken Howery, Luke Nosek, Max Levchin, Peter Thiel, Elon Musk (người sáng lập X.com). Paypal hiện tại được quản lý dưới quyền điều hành của công ty Ebay, một trang thương mại điện tử khá lớn, lâu đời và nổi tiếng khắp thế giới.

Dịch vụ chính của Paypal là cung cấp phương thức thanh toán tiền qua mạng Internet. Nếu bạn có tài khoản Paypal, có nghĩa là bạn sẽ được mua nhiều thứ từ các trang thương mại nổi tiếng trên thế giới như Amazon, Ebay,… mà không cần là người Mỹ. Ngoài ra, có rất nhiều công ty, dịch vụ quốc tế, các ngân hàng chấp nhận cho bạn thanh toán và giao dịch bằng tài khoản Paypal thông qua thẻ Master/Visa. Nói một cách đơn giản thì dịch vụ của Paypal giống như dịch vụ Internet Banking và bạn có thể liên kết bằng thẻ Visa để thanh toán mọi giao dịch trên toàn thế giới.

Không một ai có thể phủ nhận vai trò vô cùng quan trong của Paypal hiện tại đối với nền thương mại của cả thế giới. Ngoài ra, Paypal còn có những chính sách với các biện pháp hỗ trợ khiếu nại và hoàn tiền an toàn bậc nhất thế giới. Đó cũng là một phần tạo nên thành công cho nó. Và nó giúp công ty thu về hàng tỷ đô lợi nhuận.

Khi ra đời, nó đã giúp cả thế giới thanh toán được bài toán làm nhiều người thương nhân đau đầu trong suốt thời gian dài. Nhờ Paypal, thế giới dần thay thế hình thức thanh toán trực tiếp bằng SEC hoặc tiền trực tiếp.

Lịch sử ra đời của Paypal

Paypal là gì? Hướng dẫn đăng ký và xác minh tài khoản Paypal chi tiết

Nói qua một chút về lịch sử ra đời của một ứng dụng huyền thoại một chút bạn nhé! Bạn nếu là một người quan tâm đến công nghệ chắc không thể không nghe hoặc biết về Elon Musk đúng không? Hiện tại, Elon Musk đang đứng trong top đầu bảng xếp hạng về người giàu nhất trên Fobes. 

Paypal chính thức ra mắt mọi người vào tháng 12 năm 1998 với tên bạn đầu là Confinity. Công ty ban đầu chỉ làm về lĩnh vực bảo mật cho các thiết bị cầm tay, một lĩnh vực khá mới khi lúc này, mạng di động kỹ thuật số cũng vừa ra đời không lâu. Đến năm 1999, Confinity mới bắt đầu tham gia vào lĩnh vực chuyển và thanh toán tiền. Cũng từ đây, cái tên Paypal được chính thức sinh ra. Trong khoảng thời gian này, Paypal hoạt động hết công suất và có tốc độ phát triển lên đến 10% trong một ngày.

Vào tháng 3/2000, Paypal, hay lúc này còn tồn tại với cái tên Confinity đã chính thức gia nhập vào cộng đồng X.com của Elon Musk. Đây được đánh giá là một trong những công ty làm về ngân hàng trực tuyến thành công tiên tiến hàng đầu thế giới. Chỉ trong vòng vài tháng, lượng người dùng của Paypal đã tăng từ 1 triệu lên 5 triệu, một con số đáng kinh ngạc! Nhưng cũng chính lúc này, do bất đồng quan điểm với mọi người mà Bill Harris quyết định rời công ty.

Cho đến tháng 10 cùng năm, Elon Musk quyết định rằng X.com sẽ hoàn toàn từ bỏ các hoạt động ngân hàng Internet khác và tập trung toàn lực để phát triển Paypal. X.com được đổi tên thành Paypal và không ngừng hoàn thiện và phát triển với tốc độ chóng mặt trong năm 2001. Đến năm 2002, ban giám đốc quyết định đưa Paypal ra cộng đồng và mọi người có thể dùng nó một cách phổ biến hơn. Cũng trong thời gian này, công ty Paypal đã chính thức lên sàn niêm yết và tăng 55% giá trị của cổ phiếu trên NASDAQ.

Tuy nhiên, biến cố xảy ra vào năm 2003 và Paypal quyết định bán mình cho công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới lúc bấy giờ là Ebay. Ebay đã mua lại hoàn toàn công ty này với giá 1,5 tỷ USD để phục vụ cho nền tảng của mình. 

Sau nhiều năm gắn bó và mang lại những thành công nhất định cho Ebay thì vào tháng 7/2014, Paypal chính thức tách riêng ra khỏi Ebay và trở thành một công ty độc lập. Nhờ sự việc này, Paypal đã tăng giá trị lên 49 tỷ USD, doanh thu tăng 16% và giá trị giao dịch tăng lên 20% chỉ trong thời gian ngắn. Quả là một con số thần kỳ!

Và từ đó đến này, Paypal không ngừng giữ vững phong độ của mình. Hiện tại, đã có hơn 200 triệu tài khoản với hơn 800 ngàn trang web nhờ đến phương thức thanh toán qua Paypal. Paypal đã trở nên phổ biến hơn khi có mặt trên 200 quốc gia và cho phép giao dịch với hơn 100 loại tiền tệ trên khắp thế giới. 

Đây có thể xem là một huyền thoại trong giới thanh toán tài chính. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa ai có thể qua mặt được Paypal. Mặc dù, vào năm 1999, nó được xem là ý tưởng tệ nhất trong năm.

Đánh giá về Paypal

Hướng Dẫn Tạo Và Xác Minh Tài khoản Paypal Chi Tiết (Giao Diện Mới)

Paypal có nhiều ưu điểm

Không thể phủ nhận được rằng Paypal hiện tại có rất nhiều ưu điểm vượt trội. Nó xứng đáng lá người tiên phong trong lĩnh vực thanh toán online và là đối thủ đang gờm của những đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Một trong những lý do khiến Paypal trở thành một công thanh toán online thành công nhất chính là nó có độ bảo mật và tính an toàn cực kỳ cao. Có hai lý do cho sự đánh giá này. Thứ nhất, khi mới thành lập thì Paypal là một công ty cung cấp giải phát an toàn cho thiết bị cầm tay. Cho nên, nó đã được chăm chút cho ngay từ lúc bạn đầu. Thứ hai, Paypal từng là công ty X.com chuyên cung cấp những dịch vụ về ngân hàng online. Không những vậy, nó còn hoạt động dưới sự dẫn dắt của tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới với những dự án về xe điện và du hành vũ trụ. Nó luôn được hưởng những công nghệ tiên tiến nhất.

Ngoài ra, khi là công ty con của Ebay, Paypal cũng lớn mạnh và phát triển không ngừng. Ngoài những giúp đỡ về mặt công nghệ, Paypal cũng mua lại những phương thức thanh toán hiện đại, phục vụ cho những giao dịch của người dùng. Chính vì thế mà cho dù bị ất nhiều cuộc ghé thăm từ hacker vào năm 2010, Paypal vẫn an toàn.

Ưu điểm thứ hai là nếu bạn đăng ký tài khoản của Paypal, bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì Paypal sẽ bảo mật thông tin của khách hàng một cách kỹ càng và hiện đại nhất.

Ưu điểm tiếp theo cần phải nhắc đến đó là, phí mở tài khoản ở Paypal khá phải chăng cũng như thủ tục đăng ký không quá rườm rà. Chính vì vậy mà nó trở nên phổ biến, trở thành một phương thức thanh toán online được cả thế giới biết đến.

Bạn có thể chuyển và nhận tiền miễn phí bằng Paypal với điều kiện là cả hai bạn đã đăng ký tài khoản và cùng chuyển tiền cho nhau. Đồng thời, tốc độ xử lý khá nhanh, bạn cóthể chuyển và nhận được tiền ngay lập tức mà không cần chờ đợi quá lâu như những hình thức giao dịch khác.  Đây có lẽ là ưu điểm rất lớn của Paypal.

Ưu điểm cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là Paypal có đội ngũ hỗ trợ cực kỳ chuyên nghiệp và lành nghề. Các chính sách chăm sóc khách hàng và hoàn tiền cũng rất tốt. Điểm này thì ít có nền tảng nào có được.

Tuy nhiên, Paypal còn tồn tại vài nhược điểm

Tuy là giá đăng ký tài khoản không cao, nhưng nó vẫn mất phí. Trong khi người dùng, họ thích sự miễn phí hơn. Với mỗi tài khoản đăng ký mới, Paypal sẽ thu 5 USD cho mỗi tài khoản. Tuy không nhiều nhưng có khá nhiều người e dè với khoản thu này! 

Nhược điểm thứ hai đáng để nhắc tới đó là, Paypal vẫn thu phí khá cao cho mỗi lệnh chuyển khoản và rút. Với mỗi 5 USD, Paypal sẽ thu 0,47 USD tiền phí. Và phí này được trích trừ trực tiếp từ thẻ nên cũng sẽ gây khó chịu cho một số người. Nhưng bạn vẫn có thể chuyển tiền miễn phí cho người nhà và người thân của bạn. Không phải là vấn đề quá lớn!

Ta có thể làm gì với Paypal?

5 Bước tạo tài khoản Paypal tại nhà đơn giản, nhanh chóng

Khi sở hữu một tài khoản Paypal,bạn có thể sử dụng nó như một trung gian trong giao dịch. Bạn có thể chuyển và nhận tiền trực tiếp thông qua Paypal. Các công ty quốc tế sẽ trả tiền cho bạn thông qua tài khoản Paypal và bạn có thể rút với thẻ Visa. Ngoài ra, bạn còn có thể chuyển tiền hoặc thanh toán trực tiếp khi giao dịch online với điều kiện, bên kia cũng có một tài khoản trên Paypal.

Việc có một tài khoản Paypal sẽ giúp bạn giao dịch quốc tế một cách đơn giản và nhanh chóng hơn. 

Paypal có an toàn không?

Tính đến thời điểm hiện tại, Paypal chưa hề bị hacker xâm nhập vào hệ thống bảo mật một lần nào. Đây là điều không phải ai cũng làm được.

Hơn nữa, Paypal bảo mật thông tin khác hàng vô cùng an toàn và cẩn thận. Nếu đăng ký tài khoản Paypal, bạn sẽ không phải lo về vấn đề mất tiền trong tài khoản, lộ thông tin cá nhân, tài khoản thẻ VISA. Nếu có vấn đề gì, Paypal hoàn toàn hoàn trả cho bạn những thứ bạn mất. 

Paypal có những loại tài khoản nào?

Paypal là gì? Những ưu điểm khi sử dụng Paypal - CTAgency.vn

Hiện tại, Paypal cung cấp cho người dùng đến 3 loại tài khoản để người dùng có thể đăng ký sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. 

  • Tài khoản doanh nghiệp (Busines). Tài khoản này dành cho các công ty, tổ chức hoặc nhóm cá nhân chuyển tiền với số lượng lớn. Điểm đặc biệt của nó là nếu bạn đăng ký tài khoản này,bạn sẽ không bị giới hạn tiền nhận, gửi. Bạn cũng có thể đăng nhập tài khoản từ nhiều IP mà không sợ bị giới hạn, 
  •  Tài khoản Premier là những tài khoản dành cho những đối tượng mua và bán trực tuyến, có giao dịch nhận và chuyển tiền. Tuy nhiên, tỉ lệ bị limit của loại tài khoản này luôn ở mức cao. Bạn có thể sử dụng loại tài khoản này với yêu cầu bạn phải xác minh tài khoản ngay và luôn có hơn 500 USD trong tài khoản.
  •  Tài khoản cá nhân (Personal) sẽ phù hợp với những khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, tài khoản này sẽ bị giới hạn nhận – gửi tiền trong 1 tháng là 500 USD.

Khi đăng ký tài khoản trên Paypal, cần chuẩn bị gì?

Payment app Paypal to close their India business in April 2024 |  english.lokmat.com

Đăng ký tài khoản trên Paypal sẽ không phức tạp như bạn nghĩ. Nếu bạn không giỏi tiếng Anh thì hãy đọc những chỉ dẫn của kiemtienblog.com nhé!

Để có một tài khoản trên Paypal, bạn cần chuẩn bị những thứ sau đây:

  • Một thẻ Visa hoặc thẻ Master.  Visa hoặc Master là loại thẻ dùng để thanh toán Quốc tế. Bạn có thể đăng ký Credit (thẻ tín dụngtrả tiền sau) hoặc thẻ Debit ( thẻ ghi nợ). Những thẻ này sẽ giúp bạn nạp tiền hoặc rút tiền từ Paypal về Ngân hàng Việt Nam. Hiện tại, tất cả các ngân hàng đều hỗ trợ làm những loại thẻ này. Bạn có thể đến bất kỳ ngân hàng nào để mở thẻ, nó sẽ không mất quá nhiều thời gian.Theo đánh giá của mình thì bạn có thể làm tại ngân hàng ACB, phí không quá cao và chỉ cần 30 phút là đã có thẻ.
  • Thứ hai, bạn cần có một Email và nó vẫn đang hoạt động. Bạn có thể sử dụng Gmail, Hotmail hoặc email với tên miền riêng để đăng ký tài khoản Paypal. Paypal chấp nhận tất cả các loại email đăng nhập.
  • Thứ ba, và cũng khá quan trọng, đó là bạn sẽ cần một chiếc máy tính hoặc điện thoại kết nối Internet. Bạn có thể đăng ký trực tiếp tài khoản qua trang web của Paypal. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng điện thoại Smartphone tải ứng dụng Paypal trên cửa hàng CH Play hoặc App Store và tiến hành đăng ký rất tiện lợi, an toàn và nhanh chóng.
  • Cuối cùng, bạn cần một Số điện thoại: Sử dụng để xác nhận bảo vệ tài khoản Paypal của bạn.

Có một lưu ý nho nhỏ là bạn phải có ít nhất 1.95 USD trong thẻ Visa. Paypal sẽ yêu cầu bạn đóng phí để Verify tài khoản. Bạn có thể yên tâm vì số tiền này sẽ được trả lại vào tài khoản Paypal của bạn ngay sau khi Paypal xác minh xong tài khoản.

Và đó là tất cả những gì bạn cần chuẩn bị để mở một tài khoản Paypal. Nếu đã đăng ký xong, chúng ta hãy bắt tay vào đăng ký tài khoản ngay thôi nào!

6 bước đăng ký tài khoản trên Paypal một cách chuẩn xác nhất!

Rút tiền từ Paypal về Vietcombank như thế nào?

Bước 1: Bạn truy cập vào trang web chính của Paypal. Sau đó bấm Sign Up để có thể đăng ký tài khoản.

Bước 2: Khi giao diện chuyển đến phần lựa chọn loại tài khoản, bạn có thể lựa chọn loại tài khoản mà bạn muốn đăng ký.

Tạo tài khoản Paypal cá nhân

Ở thị trường Việt Nam hiện tại, Paypal chỉ cho phép bạn mở một trong hai loại tài khoản. Đó là tài khoản cá nhân hoặc tài khoản doanh nghiệp.

Để phù hợp với nhiều mục đích nên mình sẽ đăng ký tài khỏan cá nhân. Sau đó, Paypal sẽ hỏi bạn về mục đích tham gia Paypal.

Bạn có thể lựa chọn là người kinh doanh hoặc là người mua sắm.

Bước 3: Sau khi lựa chọn loại tài khoản, bạn cần tiếp tục nhập các loại thông tin cá nhân cơ bản.

Paypal sẽ yêu cầu bạn nhập số điện thoại, sau đó sẽ gửi mã xác nhận. Bạn điền mã vào thì Paypal sẽ chuyển bạn đến trang web cung cấp thông tin.

Ở bước này bạn cần cung cấp một số thông tin cá nhân để hoàn thiện quá trình tạo tài khoản Paypal.

  • Email Address: Địa chỉ Email
  • Quốc tịch: Vietnam
  • Tên
  • Tên lót
  • Họ
  • Mật khẩu
  • Xác nhận lại Mật khẩu.
Nếu tên bạn có 3 chữ, Huỳnh Thị Ngọc, thì bạn hãy điền như sau:
  • Family name: Huynh.
  • Middle name: Thi.
  • Given name: Ngoc.
Còn nếu tên bạn có 4 chữ, Huỳnh Thị Như Ngọc, hãy điền như thế này:
  • Family name: Huynh.
  • Middle name: Thi Nhu.
  • Given name: Ngoc.

Trong khi điền tên và họ, bạn hãy lưu ý điền tên đúng thứ tự như ở trên CMND vì Paypal sẽ liên kết trực tiếp đến thẻ ngân hàng của bạn.

Điều thứ hai bạn cần lưu ý là bạn hãy điền họ và tên không dấu như hướng dẫn của mình nhé. 

Lưu ý cuối cùng là Paypal sẽ xác nhận và thông báo về lệnh rút và nhận tiền của bạn qua email. Bạn nên đăng ký bằng email bạn hay dùng nhất nhé!

Bước 4: Sau khi tạo mật khẩu, bạn bấm tiếp tục và nhập các thông tin:

  • Ngày/Tháng/Năm sinh
  • Quốc tịch
  • Bạn có thể chọn chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước hoặc bằng lái xe
  • Số chứng minh, số căn cước, số ID bằng lái.
  • Địa chỉ, có 2 dòng, bạn có thể điền giống nhau
  • Khu phố/Phường (nếu bạn ở nông thôn có thể bỏ qua ô này)
  • Thành Phố
  • Thành phố/ Tỉnh
  • Mã Zipcode
  • Chọn kích hoạt One touch và đồng ý điều khoản.
Cách tạo tài khoản Paypal

Bước 5: Bạn sẽ nhận được email từ Paypal với đường link xác nhận mở tài khoản. Bạn bấm vào link để xác thực email nhé!

Bước 6: Sau khi điền đầy đủ thông tin cá nhân, bạn hãy liên kết Paypal với thẻ Visa của bạn.

Sau khi chọn đồng ý với các điều khoản, bạn sẽ được gửi đến một thông báo rằng tài khoản của bạn đã được tạo. Tuy nhiên, bạn cần liên kết tài khoản này với thẻ Visa để có thể nhận và chuyển tiền được. Nếu chưa có thẻ và không liên kết ngay, bạn vẫn có thể sử dụng tài khoản Paypal này nhưng hạn mức chỉ là 100 USD và bạn chỉ sử dụng được một vài tính năng mà thôi.

Hướng dẫn đăng ký. Ảnh 5

Bạn có thể chọn “I’ll do it later” và thêm số thẻ Visa của mình vào sau vẫn được.

Nếu bạn muốn liên kết thẻ ngay lập tức, bạn hãy chọn “Add a card to start using your Paypal account.”

Cách lập tài khoản Paypal
Hướng dẫn đăng ký. Ảnh 6

Bạn cần nhập tất cả những thông tin thẻ Visa của bạn:

  • Credit card number: Số thẻ Visa (gồm 16 số)
  • Expiration date: Tháng/Năm hết hạn thẻ Visa của bạn.
  • CSC: Số bí mật ở phía sau thẻ, số này được in trên thẻ, nằm gần chữ ký của bạn ở mặt sau.

Bạn phải chắc chắn rằng thông tin thẻ được bảo mật bạn không nên tiết lộ cho ai khác. Với một thẻ Visa, bạn chỉ dùng được cho một tài khoản PayPal. Nhưng một tài khoản PayPal thì có thể thêm được nhiều thẻ Visa (dùng để thanh toán). Nếu bạn bất cẩn để lộ thông tin, họ có thể lừa tiền của bạn.

Sau đó bạn bấm “Link Card” để kết nối thẻ Visa với tài khoản Paypal của bạn.

Nếu bạn muốn thêm thẻ Visa vào tài khoản, bạn có thể làm như sau:

Bước 1: Bạn đăng nhập vào tài khoản Paypal của mình. Sau đó bạn chọn tab “Wallet” hoặc “Ví”.

Bước 2: Bạn chọn “Link a credit or Debit”

lien-ket-visa-paypal

Bước 3: Bạn chọn loại thẻ và điền các thông tin thẻ Visa vào:

  • Debit or credit card number: 16 số trên thẻ.
  • Card type: Chọn VISA (nếu thẻ khác thì chọn tương ứng).
  • Expiration date: Tháng, năm hết hạn thẻ.
  • Security code: 3 số CVV ở mặt sau thẻ.
  • Biling address: Địa chỉ của bạn.

Cuối cùng bạn bấm Link card.

lien-ket-visa-paypal-1

Sau đó, Paypal sẽ gửi đến thông báo liên kết thẻ, bạn chọn “Done”. Sau đó bạn quay lại trang liên kết thẻ lúc nãy, chọn Confirm your card. Cuối cùng bạn nhận được thông báo nữa là xong.

Khi bạn làm xong các bước này, Paypal sẽ gửi đến mail hoặc điện thoại của bạn một mã code có dạng PP*XXXXCODE, trong đó XXXX là 4 số mà bạn cần điền để xác minh. 

Khi bạn nhập mã, Paypal sẽ trừ 1.95 USD trong thẻ của bạn để xác minh tài khoản. Tiền này sẽ được hoàn lại sau 24 giờ. Còn việc xác minh sẽ diễn ra trong từ 2 đến 4 ngày.

Khi nhận được code, bạn quay lại trang trang liên kết thẻ và chọn Enter the code to confirm your card. Bạn nhập mã code nhận được và bấm xác nhận là xong.

Verify tài khoản Paypal bằng thẻ Visa

Kiếm tiền online trả qua paypal chớ quên những điều này

Đây là một bước khá quan trọng. Nếu không xác minh bước này, tài khoản của bạn rất dễ bị khóa. Sau khi Verify tài khoản Paypal, việc thanh toán Online của bạn sẽ trở nên dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng hơn. Nó cũng sẽ giúp bạn không cần phải nhập thông tin thẻ Visa mỗi khi thanh toán. 

Bạn làm như sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn truy cập vào My Paypal. Sau đó vào “Quản lý tài khoản”.

Bước 2: Sau đó, bạn chọn “Bank accounts and cards”, chọn thẻ Visa mà bạn đã thêm. Sau đó bạn chọn “Liên kết thẻ Visa với tài khoản Paypal”

Bắt đầu Verify tài khoản Paypal với thẻ Visa

Bước 3: Sau đó bạn hãy chọn vào dòng chữ “Confirm Credit Card” để bắt đầu Verify tài khoản Paypal bằng thẻ Visa.

Confirm credit card

Bước 4: Sau khi bâấm vào, Paypal sẽ yêu cầu bạn nhập 4 số Digit Code để xác thực tài khoản. Sau đó bạn quay lại trang liên kết thẻ và nhập mã Digit Code.

Để nhập mã, bạn vào lại phần Bank Account and Card bấm vào chữ “Ready to confirm”. Sau đó, bạn nhập mã đã được nhận. Bấm xác nhận là hoàn thành.

Cách tìm Digit Code trên Paypal

4 mã Digit Code Paypal

 

Có 3 cách để tìm mã Digit Code. Bạn có thể xem tin nhắn đến ở điện thoại, xem lịch sử giao dịch trong tài khoản ngân hàng và gọi lên tổng đài ngân hàng.

Khi bạn xác thực tài khoản Paypal, Ngân hàng tạm trừ 1.95 USD trong thẻ Visa của bạn để Verify tài khoản.. Đồng thời, ngân hàng cũng sẽ gửi cho bạn 1 tin nhắn có đoạn PP*XXXXCODE, XXXX ở giữa chính là 4 mã Digit Code.

Cách thứ hai là bạn vào ứng dụng các tài khoản Ngân hàng Online vào mục “Dịch vụ thẻ” chọn “Thường truy cập”. Bạn hãy để ý ở cột “Chi tiết” bạn sẽ nhìn thấy mã Digit Code này.

Lịch sử giao dịch ACB

Cách thứ ba. Trong trường hợp bạn không tìm thấy mã Digit Code hãy gọi lên ngân hàng mà bạn là thẻ Visa, bạn cần cung cấp các thông tin họ yêu cầu như số thẻ, họ tên, số CMND, nhận viên ngân hàng sẽ đọc mã code cho bạn.

Tạo tài khoản Paypal mà không cần thẻ ngân hàng

Best Apps for Sending Money | Kiplinger

Đối với người trưởng thành, việc làm một thẻ ngân hàng sẽ dễ dàng và đơn giản. Nhưng đối với các bạn chưa đủ 18 tuổi, việc này sẽ là cả một vấn đề. Nếu bạn nằm trong trường hợp này và không muốn làm phiền đến người khác thì kiemtienblog.com sẽ giúp bạn mở một tài khoản Paypal mà không cần dùng đến thẻ Visa.

Bạn có thể sử dụng dịch vụ thẻ Visa ảo từ một số ngân hàng. Tiêu biểu nhất và được nhiều người dùng nhất là thẻ Visa ảo của VPBank.

Để đăng ký được thẻ Visa ảo bạn cần chuẩn bị một số điện thoại để xác minh tài khoản và khoảng 100 ngàn trong tài khoản để Verify tài khoản Paypal.

Hoặc bạn cũng có thể làm thẻ Master Card ảo qua dịch vụ của VTC Pay. Tuy nhiên, bạn cần thêm một thẻ ATM  nữa để xác minh tài khoản.

Sau khi bạn đăng ký xong thẻ Visa/Master Card ảo, bạn có thể đăng ký tài khoản Paypal không cần thẻ ngân hàng với các bước như trên. Các thao tác thực hiện Verify, chuyển/nhận tiền, rút tiền và thanh toán Online với tài khoản Paypal như thẻ Visa binh thường.

Nạp tiền qua Paypal

How to Sell on Instagram with PayPal [Super Easy] | Sellfy

Hiện nay, Paypal không còn là khái niệm quá mới nữa, có rất nhiều người dùng xem Paypal như một phần không thể thiếu trong công việc của họ. Việc nạp tiền vào Paypal cũng không còn là vấn đề quá khó khăn với người Việt Nam nữa. Hiện Paypal có hỗ trợ rất nhiều cách để bạn có thể nạp tiền trực tiếp cho Paypal của bạn. Bạn có thể chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng, visa hay mastercard. Bạn cũng có thể sử dụng Paypal Cash để nạp trực tiếp hoặc bạn nạp tiền bằng cách chuyển từ tài khoản Paypal khác.

Nhưng ở Việt Nam, Paypal hiện chưa hỗ trợ cho Việt Nam nạp tiền (Add Funds) vào tài khoản  bằng tài khoản ngân hàng, visa hay mastercard và Paypal Cash. Cách đơ giản nhất là bạn chuyển tiền từ tài khoản khác sang tài khoản của bạn. Bạn có thể nhờ người thân hoặc mua bán Paypal tại các trang web cung cấp dịch vụ.

Nếu phát sinh thêm các loại phí, Paypal sẽ trừ tiền trực tiếp từ tài khoản Visa của bạn.

Rút tiền từ Paypal qua các ngân hàng ở Việt Nam

How to use Google Pay - The Verge

Để có thể rút tiền từ Paypal về thẻ và rút ở các ngân hàng Việt Nam, bạn có thể chuyển chúng về thẻ Visa hoặc thẻ ATM thông thường.

Nếu bạn muốn rút tiền bằng thẻ ATM nội địa thì bạn có thể thêm thẻ ngân hàng như thêm thẻ Visa mà mình đã hướng dẫn. 

Liên kết Paypal với tài khoản ngân hàng

Bạn vào “Ví” và chọn “Tài khoản ngân hàng”. Chọn “Liên kết với tài khoản ngân hàng”. Sau khi nhập xong, Paypal sẽ hiện ra một trang thông tin. 

rút tiền từ Paypal về ngân hàng. Ảnh 2

Bạn cần điền những mục bên dưới. Bạn nên chú ý những điều này:

  • Name on account: Phần này sẽ hiện lên rõ ràng tên và họ đầy đủ của bạn. Nếu đúng, bạn không cần sửa đổi gì cả.
  • Bank name: là tên ngân hàng thẻ ATM của bạn. Tên ngân hàng lúc này được viết bằng tiếng anh, mỗi ngân hàng đều có tên tiếng anh riêng của nó. Bạn cần điền đúng tên bằng tiếng anh của ngân hàng.
  • SWIFT code: là mã code định danh của mỗi ngân hàng, và mỗi ngân hàng sẽ có một SWIFT Code khác nhau. Bạn có thể lên google tìm nhé.
  • Account number: số tài khoản ngân hàng của bạn. Số tài khoản này bạn sẽ được ngân hàng cung cấp khi bạn mở thẻ. Nếu bạn quên hoặc không biết, hãy nhờ ngân hàng hoặc vào Internet Banking để tìm nhé! Lưu ý là số tài khoản này không được in trên thẻ, bạn tránh nhầm lẫn nhé!
  • Re-enter Account number: Bạn cần nhập lại số tài khoản ngân hàng ở trên .

Sau đó bạn bấm Continue, kiểm tra lại thông tin đã điền, bấm Save để lưu lại. 

Bạn có thể thêm nhiều thẻ ngân hàng khác nếu muốn.

Rút tiền từ Paypal qua thẻ ATM

Bạn chọn “Wallet”, chọn Withdraw funds” để có thể rút tiền về. Sau đó bạn nhập số tiền cần rút. Chọn ngân hàng bạn muốn rút và bấm tiếp tục

rút tiền từ Paypal về ngân hàng. Ảnh 5

Paypal sẽ hiện ra trang thông tin và bạn hãy kiểm tra lại. Nếu không có vấn đề gì, bạn chọn Withdraw để thực hiện lệnh rút tiền từ PayPal về Ngân hàng. Khi tiếp nhận lệnh, Paypal sẽ gửi cho bạn một Transaction ID. Bạn hãy ghi nhớ vì nếu có vấn đề phát sinh, Paypal sẽ hỗ trợ thông qua ID này.

Lệnh rút sẽ có trong từ 2 đến 4 ngày tùy vào ngân hàng. Paypal sẽ gửi mail cho bạn nếu lệnh của bạn đã được duyệt.

rút tiền từ Paypal về ngân hàng. Ảnh 7

Chuyển tiền bằng Paypal

Trong tab My Paypal của bạn, bạn bấm vào “SEND & REQUEST PAYMENTS”​ để tiến hành chuyển tiền.

Sau đó bạn chọn “Send money to friends and family”, điền email của người nhận. Sau đó bạn nhập số tiền cần được giao dịch và chọn xác nhận là xong.

chuyển tiền trong tài khoản Paypal. Ảnh 2

chuyển tiền trong tài khoản Paypal. Ảnh 3

Tạo Paypal.me để chuyển nhận tiền miễn phí 

PayPal.Me UK Review: Same Payment Link for Many Uses

Đây là tính năng giao nhận tiền nhanh chóng nhất của Paypal. Bạn không cần nhập mail người nhận. Người nhận chỉ cần gửi link paypal.me của mình cho người gửi qua ứng dụng điện thoại và có thể giao dịch ngay lập tức.

Bước 1: Bạn cần truy cập vào website: Paypal.me ấn vào chữ “Create Your Paypal.me Link”. Sau đó bạn đăng nhập bằng mail đăng ký Paypal của bạn.

dang nhap paypalme Paypal là gì? Hướng dẫn đăng ký và xác minh tài khoản [hienthinam]

Bước 2: Bạn sẽ tạo đường dẫn Paypal.me cho riêng mình. Đường dẫn Paypal.me sẽ có dạng paypal.me/abcdef. Bạn có thể tùy ý đặt phần phía sau dấu “/” theo sở thích.

Nhận tiền với Paypal.me

Sau khi tạo được đường dẫn Paypal.me, bạn có thể nhận tiền ngay bây giờ. Để nhận tiền từ ai đó, bạn cần thêm số tiền phía sau đường dẫn Paypal.me của mình, phía cuối đường link.

Link nhận tiền sẽ có dạng: paypal.me/abcdef/9usd

Sau đó gửi link trên để thanh toán.

Bảo mật tài khoản PayPal tránh bị vô hiệu hóa

PayPal naliczy opłaty za niekorzystanie z konta

Do Paypal liên kết với thẻ ngân hàng và thẻ Visa của bạn, không nhiều thì ít, bạn cũng cần có những biện pháp bảo vệ an toàn tài khoản của mình. Dưới đây là một số cách, bạn có thể tham khảo.

  • Khi thực hiện giao dịch, kiểm tra hay quản lý tài khoản Paypal , bạn hãy tránh dùng Wi-Fi công cộng.
  • Bạn hãy luôn cập nhật phần mềm trên máy tính hoặc thiết bị di động của bạn, đặc biệt là phần mềm bảo mật.
  • Nếu bạn làm an lớn, hãy sử dụng máy tính chuyên dụng cho các giao dịch tài chính.
  • Bạn hãy cảnh giác với các liên kết trong email. Nếu có bất kỳ email lạ nào gửi liên kết cho bạn, bạn đừng mở. Có nhiều hình thức lừa đảo trực tuyến có thể có các tin nhắn dường như đến từ PayPal nhưng thực sự liên kết đến các trang web mạo danh ăn cắp thông tin tài khoản của bạn.
  • Bạn nên sử dụng thẻ credit làm phương thức nạp tiền vào PayPal thay vì thẻ debit hoặc có thể chuyển khoản ngân hàng trực tiếp.
  • Bạn hãy cảnh giác với những trường hợp mua bán lừa đảo nữa nhé!

PayPal sẽ rất mạnh tay với các trường hợp lừa đảo người mua. Nếu bạn là người mua bán trên Paypal, bạn phải cực kỳ minh bạch trong giao dịch và sòng phẳng để tránh các trường hợp đáng tiếc đó xảy ra.

Paypal là một ứng dụng thanh toán online vô cùng nhanh chóng và an toàn. Các thao tác trên nền tảng cũng khá dễ nhưng nó lại yêu cầu rất cao về tính kiểm soát. Nhưng dù gì thì Paypal hiện tại vẫn là một ứng dụng hàng đầu về thanh toán online và nó đã có mặt trên toàn thế giới. 

women hands holding smartphone with paypal apps screen paypal is online electronic payment system 89286 197 Paypal là gì? Hướng dẫn đăng ký và xác minh tài khoản [hienthinam]

Trên đây là tất cả những gì mình muốn chia sẻ với bạn về ứng dụng thanh toán bậc nhất của giới online hiện tại. Trong tương lai, Paypal sẽ phát triển và lớn mạnh hơn nữa, hoặc có thể sẽ có ứng dụng khác thay thế. Nhưng, nó đăng ký rất dễ và thao tác cũng rất đơn giản nên bạn hãy thử đi nhé! Và nếu còn thắc mắc gì thì hãy để lại cho chúng tôi biết nhé! Cảm ơn và chúc bạn thành công!  

 

 

 
5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Back to top button