VPN là thuật ngữ khá quen thuộc với những ai học IT hay chuyên ngành về CNTT. Ngoài chức năng bảo mật cao, VPN còn mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng, đặc biệt đối với doanh nghiệp kinh doanh online. Vậy VPN là gì? Chức năng và ưu, nhược điểm VPN ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc này nhé:
Khái niệm VPN là gì?
Có rất nhiều định nghĩa về VPN, trong đó VPN được hiểu là dịch vụ mạng riêng ảo (mạng ảo) hay là mạng kết nối các site khách hàng đảm bảo an ninh trên cơ sở hạ tầng mạng chung. Là thuật ngữ viết tắt của Virtual Private Network. VPN được triển khai trên cơ sở hạ tầng của hệ thống mạng công cộng, giúp tạo nên những kết nối mạng an toàn khi tham gia mạng riêng của nhà cung cấp dịch vụ hoặc mạng công cộng internet,…
Dựa trên diện tích địa lý, khu vực mà mỗi hệ thống mạng riêng ảo có thể kết nối với nhiều site khác nhau. Bạn có thể kết nối VPN với máy tính, điện thoại giống như nó đang nằm trên cùng mạng nội bộ. Tất cả traffic đều được gửi qua và kết nối an toàn đến VPN. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về độ bảo mật tài nguyên mạng nội bộ.
Ngoài ra, khi bạn đang sử dụng wifi public, truy cập web bị giới hạn địa lý hay bị chặn, bạn sẽ không phải lo lắng điều này sử dụng VPN. Nhờ kết nối VPN đã được mã hóa, tất cả thông tin, yêu cầu, dữ liệu trao đổi giữa bạn với website sẽ được bảo vệ trong một kết nối an toàn.
VPN hoạt động như thế nào?
VPN hoạt động nhờ vào sự kết hợp với các giao thức đóng gói: PPTP, L2TP, IPSec, GRE, MPLS, SSL, TLS. Việc thiết lập kênh truyền ảo phụ thuộc mô hình mạng và nhu cầu sử dụng mà chọn loại thiết kế cho phù hợp. Công nghệ VPN có thể được phân thành 2 loại cơ bản: Site-to-Site VPN và Remote Access VPN.
- Site-to-Site VPN:
Đây là mô hình được sử dụng chủ yếu ở các văn phòng doanh nghiệp. Nếu nhiều văn phòng trong một công ty được kết nối với nhau được gọi là Intranet (VPN cục bộ). Ngược lại, nếu công ty sử dụng loại VPN Site-to-site để kết nối với văn phòng của một công ty khác thì được gọi là Extranet (VPN mở rộng). Site-to-site tạo ra một cầu nối ảo giữa các mạng tại các văn phòng ở xa và kết nối chúng thông qua Internet và duy trì truyền thông an toàn và riêng tư giữa các mạng.
- Remote Access VPN:
Đây là mô hình VPN khách hàng kết nối với VPN máy chủ, nó được coi như dạng User-to-LAN, thích hợp cho người dùng ở xa. Ngoài ra, còn được áp dụng cho nhân viên làm việc lưu động hay làm việc ở nhà muốn kết nối vào mạng công ty một cách an toàn, hoặc cho văn phòng nhỏ ở xa kết nối vào Văn phòng trung tâm của công ty.
Vì sao cần phải sử dụng VPN
VPN cung cấp nhiều đặc tính hữu ích cho người sử dụng, bao gồm:
- Chi phí thấp: chi phí thiết lập mạng VPN thấp do sử dụng chung hạ tầng Internet. Chi phí VPN thấp hơn so với các mạng WAN truyền thống như Frame Relay, ATM, Leased Line.
- Tăng cường tính bảo mật cho hệ thống: sử dụng các giao thức đóng gói, các thuật toán mã hóa và các phương pháp chứng thực để bảo mật dữ liệu trong quá trình truyền.
- Bảo mật địa chỉ IP: các địa chỉ bên trong mạng riêng được che giấu và chỉ sử dụng các địa chỉ bên ngoài Internet do thông tin được gửi đi trên VPN đã được mã hóa.
- Tính mở rộng và linh động: VPN có thể kết nối tất cả các hệ thống mạng trên toàn quốc, xóa bỏ rào cản địa lý, sẵn sàng kết nối các mạng riêng lại với nhau một cách dễ dàng thông qua môi trường Internet.
Chức năng của VPN
Dựa vào những phân tích trên, ta có thể thấy VPN là công cụ khá đơn giản, chi phí thấp mà còn có nhiều chức năng cho người sử dụng dễ dàng:
- Tải tệp tin
Các traffic mà ISP của bạn sẽ không phải gặp trở ngại, tốc độ tải file nhanh chóng hơn nhiều nếu bạn tải BitTorrent trên công nghệ VPN
- Truy cập dễ dàng tới website bị chặn, giới hạn địa lý
Dù bạn bất cứ nơi nào khoảng cách xa hay gần nếu có internet, VPN giúp bạn truy cập web dễ dàng. Xóa bỏ vướng mắc về thủ tục kiểm duyệt internet, vượt bức tường lửa.
- Truy cập vào mạng gia đình dù không ở nhà
Bạn vẫn có thể dễ dàng truy cập vào mạng gia đình dù không có mặt ở nhà nếu thiết lập mạng riêng ảo VPN. Thao tác này sẽ giúp bạn truy cập Windows từ xa qua mạng internet. Bạn có thể sử dụng tập tin được chia sẻ trong mạng nội bộ, chơi game trên máy tính giống như đang sử dụng mạng LAN.
- Truy cập mạng doanh nghiệp từ xa
Mọi nguồn lực bao gồm tài nguyên cục bộ, trong khi đi đường, du lịch, ở xa,.. phải tiếp xúc trực tiếp với internet để tăng tính bảo mật cao.
- Web ẩn danh được duyệt
Thông thường các web không có khóa SSL thì khi bạn sử dụng wifi công cộng để duyệt web, tính an toàn dữ liệu sẽ không cao. Do đó, bạn cần ẩn hoạt động duyệt web thông qua việc kết nối với mạng riêng ảo VPN. Khi đó, mọi thông tin truyền qua sẽ được mã hóa.
Các loại giao thức hoạt động có trong VPN
Hai loại VPN kể trên được giao thức bảo mật VPN khác nhau. Mỗi giao thức VPN cung cấp các tính năng và mức độ bảo mật khác nhau. Trong đó, có 6 loại chính:
- IP Security – IPSec: là giao thức được sử dụng để đảm bảo giao tiếp Internet qua mạng IP. IPSec giữa giao thức Internet Protocol bằng cách xác thực phiên làm việc và mã hóa từng gói dữ liệu trong suốt quá trình kết nối.
- Secure Sockets Layer – SSL và Transport Layer Security – TLS: Đây là hai giao thức tạo ra một kết nối VPN, nơi trình duyệt web hoạt động như truy cập của khách hàng và người dùng được giới hạn cho các ứng dụng cụ thể thay vì toàn bộ mạng.
- Point – to – point Tunneling protocol (PPTP): Dựa vào giao thức này, VPN mã hóa dữ liệu giữa các kết nối. Đồng thời, tạo ra một đường hầm và gói gọn gói dữ dữ liệu bảo mật an toàn
- Secure Shell (SSH): tạo ra đường hầm VPN qua đó chuyển dữ liệu sẽ xảy ra và đảm bảo rằng đường hầm được mã hóa. Các kết nối SSH được tạo bởi một máy khách SSH và dữ liệu được chuyển từ một cổng cục bộ tới máy chủ từ xa thông qua đường hầm được mã hóa.
- Layer 2Layer 2 (lớp 2) là một thuật ngữ trong lĩnh vực blockchain để chỉ các giải pháp giúp tăng cường khả năng xử lý và mở rộng quy mô của các mạng blockchain. Các giải pháp lớp 2 này giúp giảm bớt tải cho mạng chính của blockchain và tăng cường tính bảo mật của các giao dịch. Cụ thể, các giải pháp lớp 2 cho phép xử lý các giao dịch và tính toán ngoài mạng blockchain chính, giảm... More Tunneling Protocol – L2TP: là một giao thức đường hầm thường kết hợp với một giao thức bảo mật VPN khác như IPSec để tạo kết nối VPN an toàn cao. L2TP tạo một đường hầm giữa hai điểm kết nối L2TP và giao thức IPSec mã hóa dữ liệu và xử lý truyền thông an toàn giữa đường hầm
- OpenVPN: là một VPN nguồn mở hữu ích cho việc tạo các kết nối từ điểm đến điểm và kết nối từ trang web tới địa điểm. Nó sử dụng một giao thức bảo mật tùy chỉnh dựa trên giao thức SSL và TLS.
Ưu điểm, nhược điểm của VPN
Tuy nhiên, nó vẫn mang một số ưu nhược điểm như sau:
Ưu điểm của VPN
Tính linh hoạt: VPN ngoài mang tính mềm dẻo đối với yêu cầu sử dụng mà nó còn linh hoạt trong suốt quá trình vận hành.
Khả năng mở rộng: VPN có thể sử dụng bất cứ địa lý nào có mạng, do hệ thống được xây dựng dựa trên hạ tầng mạng công cộng internet.
Giảm thiểu hỗ trợ về mặt kỹ thuật: Việc chuẩn hóa các yêu cầu bảo mật và chuẩn hóa trên cùng kiểu kết nối từ đối tượng di động đến POP của ISP
Đáp ứng nhu cầu thương mại: Với đa dạng các loại hình mạng riêng ảo MPV khác nhau đáp ứng đủ thị yếu khách hàng theo nhu cầu, ngân sách, vốn đầu tư.
Nhược điểm của VPN
Nhược điểm nổi bật của VPN là không có khả năng quản lý QoS (Quality of Server) qua môi trường internet. Điều này khiến các gói dữ liệu của bạn có nguy cơ thất lạc hoặc bị đánh cắp.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ hữu ích trên, giúp bạn hiểu rõ VPN là gì? Chức năng và ưu, nhược điểm của VPN. Hơn nữa, giúp bạn lựa chọn cho mình loại VPN phù hợp với công việc của bạn. Chúc bạn thành công!